Ngày 18/12, đảng đối lập chính ở Ireland "Fine Gael" đã kêu gọi Thủ tướng nước này Brian Cowen giải tán quốc hội để mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Trong thông báo của mình, "Fine Gael" nói rõ để chấm dứt tình hình bất trắc hiện nay và đảm bảo sự ổn định cho dân chúng, ông Cowen cần kiên quyết giải tán quốc hội không muộn hơn cuối tháng 1/2011 và tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn.
"Fine Gael" đưa ra thông báo trên trong bối cảnh Thủ tướng Cowen trước đó cam kết sẽ kêu gọi tổng tuyển cử trước thời hạn, sau khi quốc hội thông qua ngân sách năm 2011 do Chính phủ đệ trình. Tính đến thời điểm này, Quốc hội Ireland đã thông qua 3/4 dự thảo ngân sách mới và dự định thông qua phần còn lại, liên quan các biện pháp về thuế, vào tháng 1/2011.
Ngân sách 2011 là phần cốt lõi trong kế hoạch "khắc khổ" kéo dài bốn năm của Dublin nhằm vực dậy khu vực ngân hàng đang có nguy cơ phá sản, và giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, thông qua các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để Dublin nhận được gói cứu trợ 85 tỷ euro (113 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, một cuộc thăm dò dư luận công bố cùng ngày cho thấy số người ủng hộ và phản đối gói cứu trợ này chiếm tỷ lệ tương đương nhau. Những người phản đối cho rằng Ireland đã đánh mất chủ quyền khi cầu viện sự trợ giúp tài chính từ bên ngoài./.
Trong thông báo của mình, "Fine Gael" nói rõ để chấm dứt tình hình bất trắc hiện nay và đảm bảo sự ổn định cho dân chúng, ông Cowen cần kiên quyết giải tán quốc hội không muộn hơn cuối tháng 1/2011 và tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn.
"Fine Gael" đưa ra thông báo trên trong bối cảnh Thủ tướng Cowen trước đó cam kết sẽ kêu gọi tổng tuyển cử trước thời hạn, sau khi quốc hội thông qua ngân sách năm 2011 do Chính phủ đệ trình. Tính đến thời điểm này, Quốc hội Ireland đã thông qua 3/4 dự thảo ngân sách mới và dự định thông qua phần còn lại, liên quan các biện pháp về thuế, vào tháng 1/2011.
Ngân sách 2011 là phần cốt lõi trong kế hoạch "khắc khổ" kéo dài bốn năm của Dublin nhằm vực dậy khu vực ngân hàng đang có nguy cơ phá sản, và giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, thông qua các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để Dublin nhận được gói cứu trợ 85 tỷ euro (113 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, một cuộc thăm dò dư luận công bố cùng ngày cho thấy số người ủng hộ và phản đối gói cứu trợ này chiếm tỷ lệ tương đương nhau. Những người phản đối cho rằng Ireland đã đánh mất chủ quyền khi cầu viện sự trợ giúp tài chính từ bên ngoài./.
(TTXVN/Vietnam+)