Trước câu hỏi làm thế nào phim Việt Nam đến được với khản giả quốc tế, làm sao để nền điện ảnh Việt Nam có thể tự tin "ngồi cùng mâm" với các nền điện ảnh lớn trên thế giới… đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết của những người làm nghệ thuật trong nước đưa ra tại “Hội thảo Điện ảnh Việt Nam hội nhập quốc tế” - sự kiện trong khuôn khổ Ngày Điện ảnh Việt Nam 15/3.
Có vị đại biểu cho rằng đã đến lúc nền điện ảnh của chúng ta cần đến chuyên gia “môi giới” để phim Việt có cơ hội vươn ra “biển lớn.”
Phim Việt vẫn “diễn” vai khách lạ…
Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn - Phó Tổng Biên tập tạp chí Thế giới Điện ảnh cho rằng, phim Việt Nam không chỉ là “vị khách bé nhỏ” ở một số liên hoan phim quốc tế mà còn đóng luôn vai “khách” ở tại nước mình, khi mà phim chiếu rạp cũng chỉ được chủ rạp “đón tiếp” trong mấy ngày Tết.
Những nguyên nhân khiến phim Việt mãi chỉ “diễn” vai khách mà không hòa nhập được với thế giới, theo ông Tuấn là do yếu tố mỹ học, phim Việt ít quan tâm đến con người. “Câu chuyện của ta phức tạp nhưng con người lại đơn giản. Trong khi đó, phim nước ngoài làm theo hướng ngược lại."
Tuy vậy, ông cũng không phủ nhận yếu tố kinh tế, công nghệ và đào tạo kém cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phim Việt trong hành trình vươn ra “biển lớn.”
Nhưng, trong khi ông Tuấn nhấn mạnh “tính khu biệt của ngôn ngữ và vấn đề câu chuyện đặt ra, nhiều phim với người nước ngoài phải là người am hiểu lịch sử và văn hóa Việt Nam mới hiểu được” đã khiến phim Việt mãi chưa thể “cất cánh” thì tiến sĩ, nhà lý luận phê bình, Trưởng phòng Nghệ thuật Cục Điện ảnh Ngô Phương Lan lại cho rằng điện ảnh Việt Nam cần phát huy hơn nữa “bản sắc dân tộc” để hội nhập.
Bà Lan lý giải: “Bản sắc dân tộc tạo nên sự độc đáo, đặc sắc cho tác phẩm điện ảnh của mỗi dân tộc, tạo một diện mạo riêng không thể lẫn với tác phẩm điện ảnh của các dân tộc khác. Hình thức thể hiện sẽ mang bản sắc dân tộc khi nội dung tác phẩm được chuyển tải lên màn ảnh theo đúng cách nghĩ, cách cảm của dân tộc đó, bằng hình ảnh (không gian, bối cảnh, con người…) và âm thanh (ngôn ngữ, âm nhạc, tiếng động…) đặc trưng”.
Điện ảnh Việt cần chuyên gia “môi giới”
Câu chuyện bản sắc còn chưa ngã ngũ thì trên cương vị quản lý, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, nhà biên kịch Lê Ngọc Minh cho rằng công việc cấp thiết của điện ảnh Việt Nam là cần phải mạnh tay, bứt phá hơn nữa trong việc hợp tác sản xuất phim và dịch vụ sản xuất phim.
“Ngành điện ảnh nên có một đơn vị chuyên về môi giới làm phim nước ngoài. Đơn vị này sẽ là cầu nối quan trọng giữa các chủ thể hợp tác, dịch vụ đồng thời cũng là những nhà trọng tài về hành lang pháp lý để các đối tác thực hiện đề án phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế”, bà Minh gợi ý.
Bà hy vọng đây có thể là giải pháp khả thi giúp mở đường cho phim Việt xuất khẩu, đến với đông đảo bạn bè quốc tế.
Đồng tình với nhà biên kịch Lê Ngọc Minh, nghệ sĩ nhân dân, đạo diễn Đặng Nhật Minh cũng khẳng định: “Trong cơ chế thị trường, tiếp thị là một công việc làm hết sức quan trọng”.
Thế nhưng vẫn luôn tồn tại một nghịch lý không thể giải thích. Đạo diễn của “Đừng đốt” bức xúc: “Nhà nước tài trợ đặt hàng để sản xuất một số phim gọi là phim của Nhà nước nhưng lại không hề cấp một đồng nào để làm quảng bá cho những phim đó, lại càng không quan tâm đến việc phát hành chúng bằng băng đĩa để kéo dài đời sống của phim và tận thu cho mình. Hàng năm, Nhà nước cấp tiền để làm một số phim coi như làm nghĩa vụ đối với điện ảnh, còn lỗ lãi như thế nào không quan tâm. Về mặt này các hãng phim tư nhân làm tốt hơn Nhà nước rất nhiều”.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh cho biết, các hãng phim tư nhân bỏ ra 5 tỷ đồng để làm phim thì cũng bỏ ra ít nhất 3 tỷ đồng làm công tác tiếp thị, in đĩa để quảng bá và tận thu. Kết quả, họ thu về được trên 10 tỷ là chuyện bình thường.
Cũng vì lẽ đó mà vị đạo diễn luôn tìm được cho mình một lối đi khác với những đồng nghiệp này nhấn mạnh rằng, đã đến lúc: “Nhà nước cần học tập tư nhân”./.
Có vị đại biểu cho rằng đã đến lúc nền điện ảnh của chúng ta cần đến chuyên gia “môi giới” để phim Việt có cơ hội vươn ra “biển lớn.”
Phim Việt vẫn “diễn” vai khách lạ…
Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn - Phó Tổng Biên tập tạp chí Thế giới Điện ảnh cho rằng, phim Việt Nam không chỉ là “vị khách bé nhỏ” ở một số liên hoan phim quốc tế mà còn đóng luôn vai “khách” ở tại nước mình, khi mà phim chiếu rạp cũng chỉ được chủ rạp “đón tiếp” trong mấy ngày Tết.
Những nguyên nhân khiến phim Việt mãi chỉ “diễn” vai khách mà không hòa nhập được với thế giới, theo ông Tuấn là do yếu tố mỹ học, phim Việt ít quan tâm đến con người. “Câu chuyện của ta phức tạp nhưng con người lại đơn giản. Trong khi đó, phim nước ngoài làm theo hướng ngược lại."
Tuy vậy, ông cũng không phủ nhận yếu tố kinh tế, công nghệ và đào tạo kém cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phim Việt trong hành trình vươn ra “biển lớn.”
Nhưng, trong khi ông Tuấn nhấn mạnh “tính khu biệt của ngôn ngữ và vấn đề câu chuyện đặt ra, nhiều phim với người nước ngoài phải là người am hiểu lịch sử và văn hóa Việt Nam mới hiểu được” đã khiến phim Việt mãi chưa thể “cất cánh” thì tiến sĩ, nhà lý luận phê bình, Trưởng phòng Nghệ thuật Cục Điện ảnh Ngô Phương Lan lại cho rằng điện ảnh Việt Nam cần phát huy hơn nữa “bản sắc dân tộc” để hội nhập.
Bà Lan lý giải: “Bản sắc dân tộc tạo nên sự độc đáo, đặc sắc cho tác phẩm điện ảnh của mỗi dân tộc, tạo một diện mạo riêng không thể lẫn với tác phẩm điện ảnh của các dân tộc khác. Hình thức thể hiện sẽ mang bản sắc dân tộc khi nội dung tác phẩm được chuyển tải lên màn ảnh theo đúng cách nghĩ, cách cảm của dân tộc đó, bằng hình ảnh (không gian, bối cảnh, con người…) và âm thanh (ngôn ngữ, âm nhạc, tiếng động…) đặc trưng”.
Điện ảnh Việt cần chuyên gia “môi giới”
Câu chuyện bản sắc còn chưa ngã ngũ thì trên cương vị quản lý, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, nhà biên kịch Lê Ngọc Minh cho rằng công việc cấp thiết của điện ảnh Việt Nam là cần phải mạnh tay, bứt phá hơn nữa trong việc hợp tác sản xuất phim và dịch vụ sản xuất phim.
“Ngành điện ảnh nên có một đơn vị chuyên về môi giới làm phim nước ngoài. Đơn vị này sẽ là cầu nối quan trọng giữa các chủ thể hợp tác, dịch vụ đồng thời cũng là những nhà trọng tài về hành lang pháp lý để các đối tác thực hiện đề án phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế”, bà Minh gợi ý.
Bà hy vọng đây có thể là giải pháp khả thi giúp mở đường cho phim Việt xuất khẩu, đến với đông đảo bạn bè quốc tế.
Đồng tình với nhà biên kịch Lê Ngọc Minh, nghệ sĩ nhân dân, đạo diễn Đặng Nhật Minh cũng khẳng định: “Trong cơ chế thị trường, tiếp thị là một công việc làm hết sức quan trọng”.
Thế nhưng vẫn luôn tồn tại một nghịch lý không thể giải thích. Đạo diễn của “Đừng đốt” bức xúc: “Nhà nước tài trợ đặt hàng để sản xuất một số phim gọi là phim của Nhà nước nhưng lại không hề cấp một đồng nào để làm quảng bá cho những phim đó, lại càng không quan tâm đến việc phát hành chúng bằng băng đĩa để kéo dài đời sống của phim và tận thu cho mình. Hàng năm, Nhà nước cấp tiền để làm một số phim coi như làm nghĩa vụ đối với điện ảnh, còn lỗ lãi như thế nào không quan tâm. Về mặt này các hãng phim tư nhân làm tốt hơn Nhà nước rất nhiều”.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh cho biết, các hãng phim tư nhân bỏ ra 5 tỷ đồng để làm phim thì cũng bỏ ra ít nhất 3 tỷ đồng làm công tác tiếp thị, in đĩa để quảng bá và tận thu. Kết quả, họ thu về được trên 10 tỷ là chuyện bình thường.
Cũng vì lẽ đó mà vị đạo diễn luôn tìm được cho mình một lối đi khác với những đồng nghiệp này nhấn mạnh rằng, đã đến lúc: “Nhà nước cần học tập tư nhân”./.
Mai Anh (Vietnam+)