Công bố Ngân sách của chính quyền Liên bang Australia ngày 8/5 cho thấy năm 2012, đầu tư kinh tế Australia sẽ đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh các công ty tiếp tục đổ tiền vào các dự án trọng điểm.
Bộ Tài chính Australia ước tính sẽ có thêm 120 tỷ AUD được rót vào các dự án, phần lớn trong ngành khai mỏ. Hơn một nửa số tiền này dành cho các dự án đã được thông qua hoặc đang triển khai. Số tiền đầu tư mới tương đương với 12,5% GDP của Australia, mức cao kỷ lục.
Bùng nổ đầu tư Australia đang tập trung vào các dự án khai mỏ ở Queensland, Tây Australia và các dự án khí hóa lỏng tự nhiên ngoài khơi. Tuy nhiên, một số dự án bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu lao động có tay nghề và chi phí nhân công cao.
Bản Ngân sách mới của Australia nhấn mạnh rằng bùng nổ khai thác mỏ có mặt tích cực, nhưng cũng tạo ra hậu quả gián tiếp, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng của “nền kinh tế chắp vá” Australia. Tại Australia, ngành khai mỏ chiếm 9% sản lượng quốc gia và 2% tổng số lực lượng lao động. Ước tính khoảng 60% chi tiêu đầu tư vào xây dựng có liên quan tới khai mỏ.
Theo Bộ Tài chính Australia, tốc độ tăng trưởng và đầu tư trong ngành khai khoáng tiếp tục lấn át các ngành công nghiệp khác như xây dựng, chế tạo và dịch vụ. Trong khi đó, một phần của nền kinh tế Australia vẫn chịu áp lực suy giảm bởi điều kiện kinh tế toàn cầu bấp bênh, giá trị đồng nội tệ cao, ngân sách thay đổi ở một số lĩnh vực.
Thâm hụt thương mại của Australia trong tháng 3/2012 tiếp tục tăng tháng thứ ba liên tiếp lên mức kỷ lục 1,59 tỷ AUD (1,62 tỷ USD) do xuất khẩu chỉ tăng 2% trong khi nhập khẩu tăng tới 5%. Tính chung cả quý I/2012, thâm hụt thương mại của Australia lên tới gần 3,2 tỷ AUD, mức thâm hụt quý cao nhất kể từ tháng 12/2009.
Thâm hụt thương mại lớn là tín hiệu cho thấy nền kinh tế hàng hóa phong phú của Australia đang tăng trưởng chậm lại, đúng vào thời điểm chính quyền Thủ tướng Julia Gillard công bố ngân sách thắt chặt nhất trong vòng 25 năm qua.
Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại các ngành xuất khẩu chủ chốt của Australia như quặng sắt và than đá không phục hồi nhanh như dự kiến sau khi chịu ảnh hưởng từ các đợt lũ lụt nghiêm trọng vừa qua.
Thêm vào đó, tăng trưởng xuất khẩu của Australia có thể tiếp tục chậm lại do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Australia, đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm qua.
Bộ Tài chính Australia ước tính sẽ có thêm 120 tỷ AUD được rót vào các dự án, phần lớn trong ngành khai mỏ. Hơn một nửa số tiền này dành cho các dự án đã được thông qua hoặc đang triển khai. Số tiền đầu tư mới tương đương với 12,5% GDP của Australia, mức cao kỷ lục.
Bùng nổ đầu tư Australia đang tập trung vào các dự án khai mỏ ở Queensland, Tây Australia và các dự án khí hóa lỏng tự nhiên ngoài khơi. Tuy nhiên, một số dự án bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu lao động có tay nghề và chi phí nhân công cao.
Bản Ngân sách mới của Australia nhấn mạnh rằng bùng nổ khai thác mỏ có mặt tích cực, nhưng cũng tạo ra hậu quả gián tiếp, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng của “nền kinh tế chắp vá” Australia. Tại Australia, ngành khai mỏ chiếm 9% sản lượng quốc gia và 2% tổng số lực lượng lao động. Ước tính khoảng 60% chi tiêu đầu tư vào xây dựng có liên quan tới khai mỏ.
Theo Bộ Tài chính Australia, tốc độ tăng trưởng và đầu tư trong ngành khai khoáng tiếp tục lấn át các ngành công nghiệp khác như xây dựng, chế tạo và dịch vụ. Trong khi đó, một phần của nền kinh tế Australia vẫn chịu áp lực suy giảm bởi điều kiện kinh tế toàn cầu bấp bênh, giá trị đồng nội tệ cao, ngân sách thay đổi ở một số lĩnh vực.
Thâm hụt thương mại của Australia trong tháng 3/2012 tiếp tục tăng tháng thứ ba liên tiếp lên mức kỷ lục 1,59 tỷ AUD (1,62 tỷ USD) do xuất khẩu chỉ tăng 2% trong khi nhập khẩu tăng tới 5%. Tính chung cả quý I/2012, thâm hụt thương mại của Australia lên tới gần 3,2 tỷ AUD, mức thâm hụt quý cao nhất kể từ tháng 12/2009.
Thâm hụt thương mại lớn là tín hiệu cho thấy nền kinh tế hàng hóa phong phú của Australia đang tăng trưởng chậm lại, đúng vào thời điểm chính quyền Thủ tướng Julia Gillard công bố ngân sách thắt chặt nhất trong vòng 25 năm qua.
Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại các ngành xuất khẩu chủ chốt của Australia như quặng sắt và than đá không phục hồi nhanh như dự kiến sau khi chịu ảnh hưởng từ các đợt lũ lụt nghiêm trọng vừa qua.
Thêm vào đó, tăng trưởng xuất khẩu của Australia có thể tiếp tục chậm lại do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Australia, đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm qua.
Võ Giang (TTXVN)