Hơn 500 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 8 tỷ USD, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đang hứa hẹn nhiều khởi sắc.
Tuy nhiên, hầu hết các dự án quy mô lớn đều mang tính dài hạn, tập trung vào các lĩnh vực có thời gian thu hồi vốn dài, hiệu quả đầu tư chưa lượng hóa rõ nên việc thu hồi vốn chậm.
Sôi động các dự án đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong giai đoạn 1989-2010, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư tại 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó vốn tập trung nhiều nhất ở các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, Nga...
Hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước hướng ra các thị trường mới như châu Âu, Hoa Kỳ, Australia, châu Phi và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài diễn ra rất sôi động, riêng giai đoạn 2006-2010 đã có trên 410 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 7,05 tỉ USD.
Các lĩnh vực được các doanh nghiệp quan tâm chủ yếu là vào khai khoáng (đặc biệt là khảo sát, thăm dò, khai thác dầu khí); nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; dịch vụ, thông tin và truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Tính đến cuối tháng 10/2010, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đầu tư góp vốn vào 24 dự án ở 17 nước trên thế giới với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài là gần 2.500 tỷ đồng.
Tập đoàn Dầu khí cho biết, dự kiến trong quý 3/2011 sẽ khai thác được dòng dầu đầu tiên từ mỏ Dana ở Malaysia; quý IV/2012 có dòng dầu đầu tiên từ dự án Junin-2 tại Venezuela và sẽ có tiếp những dòng dầu tại một số quốc gia khác.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel) cũng dự định trong giai đoạn 2010-2015, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của Viettel sẽ đạt khoảng 500 triệu USD.
Trong năm 2010, Tập đoàn này vừa mua 60% cổ phần của Công ty Viễn thông Haiti (Natcom) thông qua sự trợ giúp của Tập đoàn Tài chính Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới.
Trước đó tại Campuchia, sau ba năm đầu tư và sáu tháng chính thức khai trương dịch vụ, hiện nay thương hiệu Metfone của Viettel đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại đất nước chùa tháp với 60% thị phần dịch vụ ADSL và 50% thị phần dịch vụ điện thoại cố định.
Thương hiệu Mefone hiện đứng thứ hai trong tổng số chín nhà khai thác dịch vụ di động tại Campuchia với 2 triệu thuê bao. Metfone không chỉ là doanh nghiệp lớn nhất mà còn là doanh nghiệp duy nhất cung cấp với đầy đủ dịch vụ viễn thông tại Campuchia. Doanh thu trong năm 2009 của Metfone đạt 50 triệu USD.
Còn tại thị trường Lào, Viettel cũng đã khai trương mạng Unitel với cơ sở hạ tầng tương đối lớn và khoảng 1,4 triệu thuê bao. Tính đến nay Viettel đầu đầu tư ra nước ngoài khoảng 250 triệu USD.
Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Nhất Hoàng cho biết, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động trong gian tới.
Dự kiến, vốn đầu tư ra nước ngoài năm 2011 sẽ đạt khoảng 1,5 đến 2 tỷ USD; vốn thực hiện đạt khoảng 700-900 triệu USD.
Lo nhiều hơn mừng
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đang khiến nhà quản lý và giới chuyên gia kinh tế lo ngại.
Theo Bộ Kế hoạch-Đầu tư, mặc dù tốc độ độ chuyển vốn ra nước ngoài năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ suất lợi nhuận rất thấp, chỉ đạt 2,02% giai đoạn 1989-2010. Trong số hơn 500 dự án đầu tư ra nước ngoài mới có 300 dự án báo cáo lợi nhuận lũy kế chuyển về nước đạt 39 triệu USD.
Qua phân tích số liệu của 5 Tập đoàn Nhà nước có lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lớn làTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản, Tập đoàn Công nghiệp Cao su, Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Tổng công ty Sông Đà cho thấy, số vốn đã chuyển ra nước ngoài của các doanh nghiệp này đến nay ước khoảng 1,35 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng số vốn đã chuyển ra đầu tư ra nước ngoài của các thành phần kinh tế, nhưng hầu hết chưa có lợi nhuận.
Lĩnh vực dầu khí có số vốn chuyển ra nước ngoài lớn nhất với số tiền 1,03 tỷ USD, nhưng lợi nhuận chuyển về nước mới đạt 38,8 triệu USD.
“Hiện tượng này cho thấy, về ngắn hạn, đã và đang tạo nên sự mất cân đối giữa dòng tiền đầu tư ra và dòng tiền chuyển về nước của các dự án đầu tư ra nước ngoài, tạo thêm sức ép lên cán cân thanh toán vốn đang bị thâm hụt lớn,” một chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận.
Bên cạnh nỗi lo lợi nhuận và hiệu quả của các dự án, Bộ Kế hoạch Đầu tư còn lo lắng trước khả năng giám sát các dự án này.
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phát đi công văn yêu cầu chủ đầu tư của 516 dự án đầu tư ra nước ngoài báo cáo tình hình thực hiện và hoạt động của dự án. Tuy nhiên, chỉ có 300 dự án thực hiện báo cáo, 149 dự án không phản hồi và 69 dự án đã “bốc hơi”, không còn ở địa chỉ cũ. Trong đó, một số dự án đã chuyển tiền ra nước ngoài nhưng không hoạt động, hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn mà không báo cáo.
Nỗi lo càng nặng hơn khi 60-70% khoản tiền chuyển ra ngoài là để phục vụ các dự án của doanh nghiệp nhà nước. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, việc đầu tư ra nước ngoài tuy đáng lo nhưng chưa đáng ngại.
Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài lý giải, đầu tư là một quá trình cần thời gian và trong thực tế ở tất cả các nước đều có độ trễ, tuỳ thuộc vào quy mô của từng dự án, thời gian thực hiện đầu tư cần dài hay ngắn.
Cụ thể, nhiều lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có đặc thù riêng, như dầu khí cần có thời gian tìm kiếm thăm dò nên không thể ngay sau khi đầu tư là phải có lợi nhuận đem về. Đối với các dự án như vậy cần có độ trễ nhất định. Hiện tại nhiều dự án trong các lĩnh vực viễn thông, thuỷ điện, kể cả đầu khí, trồng cây công nghiệp... đã triển khai đúng tiến độ cam kết.
Ông Thắng cũng cho rằng, số lợi nhuận chuyển về nước chưa được báo cáo đầy đủ, mới thống kê được 39 triệu USD. Do đó các số liệu hiện tại chưa phản ánh được đầy đủ hiệu quả của việc đầu tư ra nước ngoài.
Trong thời gian tới cùng với việc hoàn tất đầu tư các dự án lớn tại nước ngoài, các sản phẩm mới sẽ thâm nhập thị trường nước ngoài hiệu quả đầu tư sẽ tới.
Đơn cử, trong lĩnh vực thủy điện, mặc dù có 3 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Lào với số vốn lên tới 895 triệu USD, nhưng phải đến năm 2011, dự án đầu tiên mới bắt đầu đi vào hoạt động.
Còn Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Nhất Hoàng thì cho rằng, phần lớn các dự án đầu tư quy mô lớn hiện đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư nên hiệu quả kinh tế tức thì của đầu tư ra nước ngoài là chưa lớn.
Trong thời gian tới, Bộ sẽ hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp; khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu liệu phục vụ sản xuất./.
Tuy nhiên, hầu hết các dự án quy mô lớn đều mang tính dài hạn, tập trung vào các lĩnh vực có thời gian thu hồi vốn dài, hiệu quả đầu tư chưa lượng hóa rõ nên việc thu hồi vốn chậm.
Sôi động các dự án đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong giai đoạn 1989-2010, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư tại 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó vốn tập trung nhiều nhất ở các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, Nga...
Hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước hướng ra các thị trường mới như châu Âu, Hoa Kỳ, Australia, châu Phi và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài diễn ra rất sôi động, riêng giai đoạn 2006-2010 đã có trên 410 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 7,05 tỉ USD.
Các lĩnh vực được các doanh nghiệp quan tâm chủ yếu là vào khai khoáng (đặc biệt là khảo sát, thăm dò, khai thác dầu khí); nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; dịch vụ, thông tin và truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Tính đến cuối tháng 10/2010, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đầu tư góp vốn vào 24 dự án ở 17 nước trên thế giới với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài là gần 2.500 tỷ đồng.
Tập đoàn Dầu khí cho biết, dự kiến trong quý 3/2011 sẽ khai thác được dòng dầu đầu tiên từ mỏ Dana ở Malaysia; quý IV/2012 có dòng dầu đầu tiên từ dự án Junin-2 tại Venezuela và sẽ có tiếp những dòng dầu tại một số quốc gia khác.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel) cũng dự định trong giai đoạn 2010-2015, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của Viettel sẽ đạt khoảng 500 triệu USD.
Trong năm 2010, Tập đoàn này vừa mua 60% cổ phần của Công ty Viễn thông Haiti (Natcom) thông qua sự trợ giúp của Tập đoàn Tài chính Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới.
Trước đó tại Campuchia, sau ba năm đầu tư và sáu tháng chính thức khai trương dịch vụ, hiện nay thương hiệu Metfone của Viettel đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại đất nước chùa tháp với 60% thị phần dịch vụ ADSL và 50% thị phần dịch vụ điện thoại cố định.
Thương hiệu Mefone hiện đứng thứ hai trong tổng số chín nhà khai thác dịch vụ di động tại Campuchia với 2 triệu thuê bao. Metfone không chỉ là doanh nghiệp lớn nhất mà còn là doanh nghiệp duy nhất cung cấp với đầy đủ dịch vụ viễn thông tại Campuchia. Doanh thu trong năm 2009 của Metfone đạt 50 triệu USD.
Còn tại thị trường Lào, Viettel cũng đã khai trương mạng Unitel với cơ sở hạ tầng tương đối lớn và khoảng 1,4 triệu thuê bao. Tính đến nay Viettel đầu đầu tư ra nước ngoài khoảng 250 triệu USD.
Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Nhất Hoàng cho biết, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động trong gian tới.
Dự kiến, vốn đầu tư ra nước ngoài năm 2011 sẽ đạt khoảng 1,5 đến 2 tỷ USD; vốn thực hiện đạt khoảng 700-900 triệu USD.
Lo nhiều hơn mừng
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đang khiến nhà quản lý và giới chuyên gia kinh tế lo ngại.
Theo Bộ Kế hoạch-Đầu tư, mặc dù tốc độ độ chuyển vốn ra nước ngoài năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ suất lợi nhuận rất thấp, chỉ đạt 2,02% giai đoạn 1989-2010. Trong số hơn 500 dự án đầu tư ra nước ngoài mới có 300 dự án báo cáo lợi nhuận lũy kế chuyển về nước đạt 39 triệu USD.
Qua phân tích số liệu của 5 Tập đoàn Nhà nước có lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lớn làTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản, Tập đoàn Công nghiệp Cao su, Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Tổng công ty Sông Đà cho thấy, số vốn đã chuyển ra nước ngoài của các doanh nghiệp này đến nay ước khoảng 1,35 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng số vốn đã chuyển ra đầu tư ra nước ngoài của các thành phần kinh tế, nhưng hầu hết chưa có lợi nhuận.
Lĩnh vực dầu khí có số vốn chuyển ra nước ngoài lớn nhất với số tiền 1,03 tỷ USD, nhưng lợi nhuận chuyển về nước mới đạt 38,8 triệu USD.
“Hiện tượng này cho thấy, về ngắn hạn, đã và đang tạo nên sự mất cân đối giữa dòng tiền đầu tư ra và dòng tiền chuyển về nước của các dự án đầu tư ra nước ngoài, tạo thêm sức ép lên cán cân thanh toán vốn đang bị thâm hụt lớn,” một chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận.
Bên cạnh nỗi lo lợi nhuận và hiệu quả của các dự án, Bộ Kế hoạch Đầu tư còn lo lắng trước khả năng giám sát các dự án này.
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phát đi công văn yêu cầu chủ đầu tư của 516 dự án đầu tư ra nước ngoài báo cáo tình hình thực hiện và hoạt động của dự án. Tuy nhiên, chỉ có 300 dự án thực hiện báo cáo, 149 dự án không phản hồi và 69 dự án đã “bốc hơi”, không còn ở địa chỉ cũ. Trong đó, một số dự án đã chuyển tiền ra nước ngoài nhưng không hoạt động, hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn mà không báo cáo.
Nỗi lo càng nặng hơn khi 60-70% khoản tiền chuyển ra ngoài là để phục vụ các dự án của doanh nghiệp nhà nước. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, việc đầu tư ra nước ngoài tuy đáng lo nhưng chưa đáng ngại.
Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài lý giải, đầu tư là một quá trình cần thời gian và trong thực tế ở tất cả các nước đều có độ trễ, tuỳ thuộc vào quy mô của từng dự án, thời gian thực hiện đầu tư cần dài hay ngắn.
Cụ thể, nhiều lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có đặc thù riêng, như dầu khí cần có thời gian tìm kiếm thăm dò nên không thể ngay sau khi đầu tư là phải có lợi nhuận đem về. Đối với các dự án như vậy cần có độ trễ nhất định. Hiện tại nhiều dự án trong các lĩnh vực viễn thông, thuỷ điện, kể cả đầu khí, trồng cây công nghiệp... đã triển khai đúng tiến độ cam kết.
Ông Thắng cũng cho rằng, số lợi nhuận chuyển về nước chưa được báo cáo đầy đủ, mới thống kê được 39 triệu USD. Do đó các số liệu hiện tại chưa phản ánh được đầy đủ hiệu quả của việc đầu tư ra nước ngoài.
Trong thời gian tới cùng với việc hoàn tất đầu tư các dự án lớn tại nước ngoài, các sản phẩm mới sẽ thâm nhập thị trường nước ngoài hiệu quả đầu tư sẽ tới.
Đơn cử, trong lĩnh vực thủy điện, mặc dù có 3 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Lào với số vốn lên tới 895 triệu USD, nhưng phải đến năm 2011, dự án đầu tiên mới bắt đầu đi vào hoạt động.
Còn Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Nhất Hoàng thì cho rằng, phần lớn các dự án đầu tư quy mô lớn hiện đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư nên hiệu quả kinh tế tức thì của đầu tư ra nước ngoài là chưa lớn.
Trong thời gian tới, Bộ sẽ hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp; khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu liệu phục vụ sản xuất./.
Thúy Hà (Vietnam+)