Mở cửa đầu tuần mới 29/7, giá vàng SJC quay đầu giảm 50.000 đồng mỗi lượng so với chốt phiên hôm trước. Tuy nhiên, giá vàng thương hiệu này vẫn đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi tới 4,5 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm 8 giờ 45 phút, giá vàng SJC tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đang niêm yết giá mua vào là 38,15 triệu đồng/lượng còn chiều bán ra ở mức 38,45 triệu đồng/lượng.
Tương tự, giá bán vàng SJC tại Công ty DOJI cũng giảm xuống mức 38,45 triệu đồng/lượng còn chiều mua vào là 38,23 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với chốt phiên cuối tuần trước ở mức giá bán ra là 38,50 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC giảm 50.000 đồng/lượng.
Trong tuần trước, giá vàng SJC có 4 phiên tăng giá và một phiên giảm giá. Sau một tuần giao dịch, giá vàng đã tăng 280.000 đồng/lượng.
Mức giá cao nhất trong tuần trước của vàng thương hiệu này là 38,90 triệu đồng/lượng và thấp nhất là 38,22 triệu đồng/lượng (ngày 24/7).
Cũng trong tuần trước, biên độ giữa giá mua/giá bán của vàng SJC được nới khá rộng, cụ thể trong ngày 26/7, khi giá bán vọt lên 38,90 triệu đồng thì mức chênh lệch này được đẩy lên gần 500.000 đồng/lượng (mức duy trì trong 1 tuần qua là 300.000 đồng/lượng).
Trong khi đó, Công ty Bảo Tín Minh Châu sáng nay niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long từ 36,25-36,50 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), thấp hơn giá vàng SJC 1,95 triệu đồng/lượng.
Tuần trước, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức thêm ba phiên đấu thầu và bán ra gần 3 tấn vàng. Như vậy, tính từ ngày 28/3 đến 26/7, đã có 47 phiên đấu thầu được tổ chức và lượng vàng cung ứng ra thị trường lên tới 1.271.400 lượng (tương đương 49 tấn vàng) trên tổng số 1.374.000 lượng vàng chào thầu.
Nếu tính sau thời điểm tất toán 30/6, đã có thêm 9 phiên đấu thầu và lượng vàng cung ứng cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng gần 12 tấn.
Còn trên thế giới, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đầu giờ sáng nay cũng giảm khoảng 5 USD/ounce so với chốt phiên cuối tuần trước, hiện đồng kim loại quý này đang dao động quanh mức 1.327 USD/ounce.
Tuần trước, mặc dù trồi sụt liên tục nhưng kết thúc tuần, đồng kim loại quý này vẫn tăng gần 3%, và chốt tuần ở mức 1.333 USD/ounce. Đây cũng là tuần tăng thứ ba liên tiếp của giá vàng thế giới.
Trong ngày 26/7, giá vàng thế giới đã chạm ngưỡng đỉnh 1.345 USD/ounce kể từ đầu tháng Bảy, trong khi mức giá thấp nhất trong tuần trước là 1.325 USD/ounce.
Ở mức giá hiện tại, sau khi quy đổi theo tỷ giá của Ngân hàng Vietcombank là 21.246 đồng/USD thì giá vàng thế giới tương đương 34,00 triệu đồng/lượng, thấp hơn thương hiệu SJC trong nước khoảng 4,5 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường ngoại tệ trong nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 29/7 là 21.036 đồng/USD. Trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 21.246 đồng/USD.
Giá bán USD niêm yết tại nhiều ngân hàng thương mại lớn sáng nay đều quanh mức giá trần là 21.046 đồng/USD, còn giá mua dao động từ 21.170-21.190 đồng/USD (giảm từ 10-20 đồng/USD so với hôm trước).
Cụ thể, ngân hàng Vietcombank đang niêm yết giá mua vào là 21.190 đồng/USD còn bán ra là 21.246 đồng/USD, tăng 10 đồng/USD ở chiều mua vào so với cuối tuần trước.
Phía ngân hàng Vietinbank niêm yết giá mua vào là 21.190 đồng/USD và bán ra là 21.245 đồng/USD, tăng 5 đồng/USD ở chiều mua vào và giảm 5 đồng/USD ở chiều bán ra so với cuối tuần trước.
Cùng thời điểm trên, ngân hàng Eximbank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD từ 21.170-21.246 đồng/USD (mua vào/bán ra), không đổi so với cuối tuần trước./.
Tại thời điểm 8 giờ 45 phút, giá vàng SJC tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đang niêm yết giá mua vào là 38,15 triệu đồng/lượng còn chiều bán ra ở mức 38,45 triệu đồng/lượng.
Tương tự, giá bán vàng SJC tại Công ty DOJI cũng giảm xuống mức 38,45 triệu đồng/lượng còn chiều mua vào là 38,23 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với chốt phiên cuối tuần trước ở mức giá bán ra là 38,50 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC giảm 50.000 đồng/lượng.
Trong tuần trước, giá vàng SJC có 4 phiên tăng giá và một phiên giảm giá. Sau một tuần giao dịch, giá vàng đã tăng 280.000 đồng/lượng.
Mức giá cao nhất trong tuần trước của vàng thương hiệu này là 38,90 triệu đồng/lượng và thấp nhất là 38,22 triệu đồng/lượng (ngày 24/7).
Cũng trong tuần trước, biên độ giữa giá mua/giá bán của vàng SJC được nới khá rộng, cụ thể trong ngày 26/7, khi giá bán vọt lên 38,90 triệu đồng thì mức chênh lệch này được đẩy lên gần 500.000 đồng/lượng (mức duy trì trong 1 tuần qua là 300.000 đồng/lượng).
Trong khi đó, Công ty Bảo Tín Minh Châu sáng nay niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long từ 36,25-36,50 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), thấp hơn giá vàng SJC 1,95 triệu đồng/lượng.
Tuần trước, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức thêm ba phiên đấu thầu và bán ra gần 3 tấn vàng. Như vậy, tính từ ngày 28/3 đến 26/7, đã có 47 phiên đấu thầu được tổ chức và lượng vàng cung ứng ra thị trường lên tới 1.271.400 lượng (tương đương 49 tấn vàng) trên tổng số 1.374.000 lượng vàng chào thầu.
Nếu tính sau thời điểm tất toán 30/6, đã có thêm 9 phiên đấu thầu và lượng vàng cung ứng cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng gần 12 tấn.
Còn trên thế giới, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đầu giờ sáng nay cũng giảm khoảng 5 USD/ounce so với chốt phiên cuối tuần trước, hiện đồng kim loại quý này đang dao động quanh mức 1.327 USD/ounce.
Tuần trước, mặc dù trồi sụt liên tục nhưng kết thúc tuần, đồng kim loại quý này vẫn tăng gần 3%, và chốt tuần ở mức 1.333 USD/ounce. Đây cũng là tuần tăng thứ ba liên tiếp của giá vàng thế giới.
Trong ngày 26/7, giá vàng thế giới đã chạm ngưỡng đỉnh 1.345 USD/ounce kể từ đầu tháng Bảy, trong khi mức giá thấp nhất trong tuần trước là 1.325 USD/ounce.
Ở mức giá hiện tại, sau khi quy đổi theo tỷ giá của Ngân hàng Vietcombank là 21.246 đồng/USD thì giá vàng thế giới tương đương 34,00 triệu đồng/lượng, thấp hơn thương hiệu SJC trong nước khoảng 4,5 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường ngoại tệ trong nước, tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 29/7 là 21.036 đồng/USD. Trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 21.246 đồng/USD.
Giá bán USD niêm yết tại nhiều ngân hàng thương mại lớn sáng nay đều quanh mức giá trần là 21.046 đồng/USD, còn giá mua dao động từ 21.170-21.190 đồng/USD (giảm từ 10-20 đồng/USD so với hôm trước).
Cụ thể, ngân hàng Vietcombank đang niêm yết giá mua vào là 21.190 đồng/USD còn bán ra là 21.246 đồng/USD, tăng 10 đồng/USD ở chiều mua vào so với cuối tuần trước.
Phía ngân hàng Vietinbank niêm yết giá mua vào là 21.190 đồng/USD và bán ra là 21.245 đồng/USD, tăng 5 đồng/USD ở chiều mua vào và giảm 5 đồng/USD ở chiều bán ra so với cuối tuần trước.
Cùng thời điểm trên, ngân hàng Eximbank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD từ 21.170-21.246 đồng/USD (mua vào/bán ra), không đổi so với cuối tuần trước./.
Đức Duy (Vietnam+)