Ngày 14/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Trưởng Ban chỉ đạo 127 Trung ương đã chủ trì Hội nghị “Bàn các biện pháp chống xuất lậu xăng dầu” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, hiện nay xuất lậu xăng dầu ở khu vực biên giới phía Tây Nam giáp Campuchia diễn ra sôi động là do giá dầu thế giới liên tục tăng, giá xăng dầu các nước láng giềng cũng điều chỉnh tăng cao, trong khi giá xăng dầu của Việt Nam do thực hiện cơ chế bình ổn nên vẫn duy trì ở mức thấp và chênh lệch ở mức 2.000-3.000 đồng/lít.
Từ đầu năm 2011 đến nay, tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn biến phức tạp ở khu vực biên giới thuộc các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp… Đại diện các địa phương nêu trên cho biết một số thương nhân tổ chức thuê mướn cư dân vận chuyển xăng dầu qua biên giới và mỗi lần vận chuyển từ 100-200 lít bằng phương tiện xe đạp thồ hoặc xe gắn máy. Ngoài ra, các đối tượng tham gia xuất lậu xăng dùng thủ đoạn giả người tiêu dùng để mua xăng vào can nhựa và vận chuyển qua biên giới hoặc một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu thỏa thuận với đối tượng buôn lậu để hưởng mức hoa hồng chênh lệch.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương, Ban chỉ đạo 127 Trung ương và Cục quản lý thị trường đã đề ra nhiều biện pháp ngăn chặn hành vi buôn lậu xăng dầu qua biên giới như ban hành văn bản quy định quản lý kinh doanh xăng dầu khu vực biên giới; đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh biên giới rà soát, điều chỉnh lại qui hoạch mạng lưới cửa hàng bán lẻ, quy định giờ bán và lập chốt trên các tuyến đường vào khu vực biên giới…
Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu tham gia Hội nghị, các giải pháp trên tuy có phát huy hiệu quả nhưng chưa thiết thực nên gặp nhiều vướng mắc trong việc triển khai. Bà Đàm Thị Huyền, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết trong thời gian qua, Petrolimex cũng đã khảo sát thị trường, xác định nhu cầu có thực của người dân khu vực biên giới để khống chế sản lượng bán ra. Tuy nhiên, việc cấm bán xăng dầu đong vào can, phi là không khả thi, do vẫn có một bộ phận người dân cần sử dụng xăng dầu cho phương tiện sản xuất như máy cày, máy tưới…
Theo ông Nguyễn Tuấn Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, nguyên nhân dẫn đến hoạt động buôn lậu nhộn nhịp ở các khu vực biên giới là do giá xăng dầu Việt Nam theo cơ chế bình ổn nên mặc dù đã tăng giá so với thời gian trước, nhưng giá hiện nay vẫn chênh lệch khá nhiều so với các nước láng giềng và doanh nghiệp kinh doanh đang phải chịu lỗ từ 1.500-2.000 đồng/lít.
Do đó, nên điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường hoặc cho doanh nghiệp được hòa vốn, không thể vì cơ chế bình ổn giá mà doanh nghiệp bị lỗ còn các đối tượng khác lợi dụng để buôn lậu làm thất thoát nguồn nguyên liệu quốc gia.
Thiếu tướng Cảnh Hiền, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết hệ thống phân bố các cửa hàng xăng dầu ở nhiều khu vực biên giới chưa hợp lý dẫn đến tình trạng khó quản lý và buôn bán xăng dầu trái phép. Trong đợt cao điểm, lực lượng bộ đội biên phòng đã thu về 573.000 tấn xăng dầu vận chuyển trái phép.
Ông Đỗ Thanh Hòa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh kiến nghị các doanh nghiệp đầu mối phải phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc kiểm soát kinh doanh và liên đới chịu trách nhiệm nếu cửa hàng của doanh nghiệp mình vi phạm kinh doanh và không thể chỉ xử lý các cửa hàng trưởng. Đồng thời, theo quy định thì hệ thống cửa hàng bán lẻ khu vực biên giới chỉ được phép kinh doanh từ 6 giờ đến 18 giờ mỗi ngày, do vậy các doanh nghiệp đầu mối cung ứng xăng dầu nên thực hiện trong khoảng thời gian trên và phải có hóa đơn đỏ để thuận lợi cho cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh mục tiêu của việc kinh doanh xăng dầu và chống buôn lậu trong bất kỳ tình huống nào cũng phải đảm bảo nguồn cung cho sản xuất và nhu cầu của người dân. Do đó, việc đẩy mạnh và đưa ra các biện pháp chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới phải phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và không gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Trong tháng này, Bộ Công Thương sẽ xây dựng và ban hành quy chế kinh doanh và quản lý xăng dầu trên cơ sở tham khảo các ý kiến đóng góp tại Hội nghị./.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, hiện nay xuất lậu xăng dầu ở khu vực biên giới phía Tây Nam giáp Campuchia diễn ra sôi động là do giá dầu thế giới liên tục tăng, giá xăng dầu các nước láng giềng cũng điều chỉnh tăng cao, trong khi giá xăng dầu của Việt Nam do thực hiện cơ chế bình ổn nên vẫn duy trì ở mức thấp và chênh lệch ở mức 2.000-3.000 đồng/lít.
Từ đầu năm 2011 đến nay, tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn biến phức tạp ở khu vực biên giới thuộc các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp… Đại diện các địa phương nêu trên cho biết một số thương nhân tổ chức thuê mướn cư dân vận chuyển xăng dầu qua biên giới và mỗi lần vận chuyển từ 100-200 lít bằng phương tiện xe đạp thồ hoặc xe gắn máy. Ngoài ra, các đối tượng tham gia xuất lậu xăng dùng thủ đoạn giả người tiêu dùng để mua xăng vào can nhựa và vận chuyển qua biên giới hoặc một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu thỏa thuận với đối tượng buôn lậu để hưởng mức hoa hồng chênh lệch.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương, Ban chỉ đạo 127 Trung ương và Cục quản lý thị trường đã đề ra nhiều biện pháp ngăn chặn hành vi buôn lậu xăng dầu qua biên giới như ban hành văn bản quy định quản lý kinh doanh xăng dầu khu vực biên giới; đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh biên giới rà soát, điều chỉnh lại qui hoạch mạng lưới cửa hàng bán lẻ, quy định giờ bán và lập chốt trên các tuyến đường vào khu vực biên giới…
Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu tham gia Hội nghị, các giải pháp trên tuy có phát huy hiệu quả nhưng chưa thiết thực nên gặp nhiều vướng mắc trong việc triển khai. Bà Đàm Thị Huyền, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết trong thời gian qua, Petrolimex cũng đã khảo sát thị trường, xác định nhu cầu có thực của người dân khu vực biên giới để khống chế sản lượng bán ra. Tuy nhiên, việc cấm bán xăng dầu đong vào can, phi là không khả thi, do vẫn có một bộ phận người dân cần sử dụng xăng dầu cho phương tiện sản xuất như máy cày, máy tưới…
Theo ông Nguyễn Tuấn Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, nguyên nhân dẫn đến hoạt động buôn lậu nhộn nhịp ở các khu vực biên giới là do giá xăng dầu Việt Nam theo cơ chế bình ổn nên mặc dù đã tăng giá so với thời gian trước, nhưng giá hiện nay vẫn chênh lệch khá nhiều so với các nước láng giềng và doanh nghiệp kinh doanh đang phải chịu lỗ từ 1.500-2.000 đồng/lít.
Do đó, nên điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường hoặc cho doanh nghiệp được hòa vốn, không thể vì cơ chế bình ổn giá mà doanh nghiệp bị lỗ còn các đối tượng khác lợi dụng để buôn lậu làm thất thoát nguồn nguyên liệu quốc gia.
Thiếu tướng Cảnh Hiền, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết hệ thống phân bố các cửa hàng xăng dầu ở nhiều khu vực biên giới chưa hợp lý dẫn đến tình trạng khó quản lý và buôn bán xăng dầu trái phép. Trong đợt cao điểm, lực lượng bộ đội biên phòng đã thu về 573.000 tấn xăng dầu vận chuyển trái phép.
Ông Đỗ Thanh Hòa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh kiến nghị các doanh nghiệp đầu mối phải phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc kiểm soát kinh doanh và liên đới chịu trách nhiệm nếu cửa hàng của doanh nghiệp mình vi phạm kinh doanh và không thể chỉ xử lý các cửa hàng trưởng. Đồng thời, theo quy định thì hệ thống cửa hàng bán lẻ khu vực biên giới chỉ được phép kinh doanh từ 6 giờ đến 18 giờ mỗi ngày, do vậy các doanh nghiệp đầu mối cung ứng xăng dầu nên thực hiện trong khoảng thời gian trên và phải có hóa đơn đỏ để thuận lợi cho cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh mục tiêu của việc kinh doanh xăng dầu và chống buôn lậu trong bất kỳ tình huống nào cũng phải đảm bảo nguồn cung cho sản xuất và nhu cầu của người dân. Do đó, việc đẩy mạnh và đưa ra các biện pháp chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới phải phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và không gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Trong tháng này, Bộ Công Thương sẽ xây dựng và ban hành quy chế kinh doanh và quản lý xăng dầu trên cơ sở tham khảo các ý kiến đóng góp tại Hội nghị./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)