Tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp vào báo cáo đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức ngày 8/7, hầu hết các ý kiến đều cho rằng: khai thác Long Thành như một Cảng hàng không trung chuyển của Đông Nam Á vào năm 2020 là cần thiết và cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện dự án.
Cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết theo thiết kế, sau khi hoàn thiện giai đoạn 1 (2018 -2020), Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ có công suất 25 triệu khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa, có 2 đường cất hạ cánh.
Giai đoạn 2 từ 2020-2030 sẽ có công suất 52 triệu hành khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa. Sau 2030, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành có thể thay thế hoàn toàn Tân Sơn Nhất. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến là 5,6 tỷ USD.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành dự kiến sẽ được triển khai theo đúng kế hoạch vào năm 2015. Hiện nay chủ đầu tư và Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đang tích cực triển khai công tác giải phóng mặt bằng và lên các phương án tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa khi dự án được triển khai.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng đề cập tới việc giải phóng mặt bằng sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp, đất rừng cao su, các vấn đề nhà ở, việc làm, môi trường…Dự án trên được quy hoạch trên diện tích 5.000ha với những hạng mục đường băng, nhà ga hàng không, các cơ sở hạ tầng dịch vụ sân bay và các dịch vụ tiện ích kèm theo.
Khi triển khai dự án sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng tại các xã: Long Phước, Bàu Cạn, Long An, Bình Sơn, Suối Trầu và Cẩm Đường (huyện Long Thành) đồng thời, sẽ có gần 5.400 hộ với trên 17.000 nhân khẩu bị giải tỏa, trong đó hơn 3.000 hộ phải giải tỏa trắng và bố trí tái định cư.
Hiện tại, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch 2 khu tái định cư mỗi khu khoảng 280 ha gần khu vực sân bay phục vụ cho giải toả mặt bằng. Người dân nằm trong khu vực dự án không bị giải tỏa trắng sẽ được bố trí tái định cư tại các khu định cư thuộc các xã: Bình Sơn, An Lâm, Long An và Lộc An, 4 khu dân cư trên có tổng diện tích gần 550 ha, giải quyết cho gần 59.000 người sinh sống.
Theo chủ đầu tư giai đoạn 1 của dự án, sẽ thực hiện khoảng giải tỏa 2.565 ha, trong đó có 1.400ha của Tổng công ty cao su Đồng Nai với gần 700 lao động đang tiến hành sản xuất và 800 hộ dân bị giải tỏa trắng chờ tái định cư. Tổng số vốn dự kiến cho đền bù, giải tỏa là 4.200 tỷ đồng.
Phát tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu cũng cho rằng việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là phù hợp với các mục tiêu trong các chiến lược và quy hoạch về giao thông vận tải của toàn quốc và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, theo thứ trưởng Tiêu, trong quá trình triển khai dự án cần chú ý tới một số vấn đề như: nhiệm vụ của Cảng hàng không quốc tế Long Thành về an ninh quốc phòng; sự tác động của biến đổi khí hậu đến các công trình xây dựng; xây dựng các công trình phi hàng không…
Còn theo tiến sỹ Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội khoa học và công nghệ hàng không Việt Nam, mặc dù báo cáo Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được xây dựng khoa học và chi tiết nhưng vẫn cần cơ quan tư vấn có tư cách pháp nhân độc lập chính thức thẩm định tính chính xác và khoa học của các luận cứ theo đúng quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.
Ông Trần Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cũng đánh giá: những vấn đề tác động môi trường cần được quan tâm hơn nữa trong báo cáo đầu tư, đặc biệt là vấn đề ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam. Báo cáo đầu tư cũng chưa thể hiện rõ các tác động xã hội đến việc giải tỏa, đến bù đất, đô thị hóa, công ăn việc làm cho người lao động…/.
Cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết theo thiết kế, sau khi hoàn thiện giai đoạn 1 (2018 -2020), Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ có công suất 25 triệu khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa, có 2 đường cất hạ cánh.
Giai đoạn 2 từ 2020-2030 sẽ có công suất 52 triệu hành khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa. Sau 2030, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành có thể thay thế hoàn toàn Tân Sơn Nhất. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến là 5,6 tỷ USD.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành dự kiến sẽ được triển khai theo đúng kế hoạch vào năm 2015. Hiện nay chủ đầu tư và Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đang tích cực triển khai công tác giải phóng mặt bằng và lên các phương án tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa khi dự án được triển khai.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng đề cập tới việc giải phóng mặt bằng sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp, đất rừng cao su, các vấn đề nhà ở, việc làm, môi trường…Dự án trên được quy hoạch trên diện tích 5.000ha với những hạng mục đường băng, nhà ga hàng không, các cơ sở hạ tầng dịch vụ sân bay và các dịch vụ tiện ích kèm theo.
Khi triển khai dự án sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng tại các xã: Long Phước, Bàu Cạn, Long An, Bình Sơn, Suối Trầu và Cẩm Đường (huyện Long Thành) đồng thời, sẽ có gần 5.400 hộ với trên 17.000 nhân khẩu bị giải tỏa, trong đó hơn 3.000 hộ phải giải tỏa trắng và bố trí tái định cư.
Hiện tại, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch 2 khu tái định cư mỗi khu khoảng 280 ha gần khu vực sân bay phục vụ cho giải toả mặt bằng. Người dân nằm trong khu vực dự án không bị giải tỏa trắng sẽ được bố trí tái định cư tại các khu định cư thuộc các xã: Bình Sơn, An Lâm, Long An và Lộc An, 4 khu dân cư trên có tổng diện tích gần 550 ha, giải quyết cho gần 59.000 người sinh sống.
Theo chủ đầu tư giai đoạn 1 của dự án, sẽ thực hiện khoảng giải tỏa 2.565 ha, trong đó có 1.400ha của Tổng công ty cao su Đồng Nai với gần 700 lao động đang tiến hành sản xuất và 800 hộ dân bị giải tỏa trắng chờ tái định cư. Tổng số vốn dự kiến cho đền bù, giải tỏa là 4.200 tỷ đồng.
Phát tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu cũng cho rằng việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là phù hợp với các mục tiêu trong các chiến lược và quy hoạch về giao thông vận tải của toàn quốc và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, theo thứ trưởng Tiêu, trong quá trình triển khai dự án cần chú ý tới một số vấn đề như: nhiệm vụ của Cảng hàng không quốc tế Long Thành về an ninh quốc phòng; sự tác động của biến đổi khí hậu đến các công trình xây dựng; xây dựng các công trình phi hàng không…
Còn theo tiến sỹ Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội khoa học và công nghệ hàng không Việt Nam, mặc dù báo cáo Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được xây dựng khoa học và chi tiết nhưng vẫn cần cơ quan tư vấn có tư cách pháp nhân độc lập chính thức thẩm định tính chính xác và khoa học của các luận cứ theo đúng quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.
Ông Trần Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cũng đánh giá: những vấn đề tác động môi trường cần được quan tâm hơn nữa trong báo cáo đầu tư, đặc biệt là vấn đề ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam. Báo cáo đầu tư cũng chưa thể hiện rõ các tác động xã hội đến việc giải tỏa, đến bù đất, đô thị hóa, công ăn việc làm cho người lao động…/.
HN (TTXVN)