Nhằm đưa mặt bằng giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, xứng tầm yêu cầu nhiệm vụ, hiện Trung ương đã tăng mức đầu tư ngân sách cho giáo dục khu vực này từ 17,5% lên 22%/năm.
Ngân sách các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dành cho giáo dục cũng tăng từ 13% lên 18%/năm. Nhiều giải pháp phấn đấu để đạt mục tiêu đến năm 2015 đưa tỷ lệ lao động được đào tạo lên 40% với 445.000 người/năm; đưa số trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề lên 57 trường; nâng tỷ lệ 190 sinh viên/10.000 dân; nâng cấp, lập mới 10-12 trường đại học, 11 trường cao đẳng.
Đồng bằng sông Cửu Long cũng tích cực thực hiện xã hội hóa giáo dục với nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đồng thời mở rộng hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề.
Ngành nghề ưu tiên đào tạo là giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, điều dưỡng, cán bộ y tế cộng đồng, y tế dự phòng, bác sỹ, dược sỹ.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên đào tạo ngành công nghệ sau thu hoạch, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản; thủy lợi, động lực và cơ khí nông nghiệp, tài nguyên môi trường.
Trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, ưu tiên đào tạo các ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa, điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, xây dựng cầu đường, kiến trúc, xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông vận tải.
Trong ngành kinh tế, ưu tiên đào tạo về quản trị kinh doanh, kinh tế phát triển, quy hoạch, kế hoạch, tái chính, ngân hàng, thương mại, kinh tế đối ngoại, bảo hiểm, du lịch, quản lý khách sạn.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long còn đẩy mạnh đào tạo trong lĩnh vực thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật, luật, quản lý hành chính, công tác xã hội.
Hiện công tác xây dựng Trường đại học Cần Thơ thành trường đại học trọng điểm quốc gia đang được xúc tiến; đồng thời việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho một số trường như đại học y dược Cần Thơ, đại học An Giang, đại học sư phạm Đồng Tháp, đại học Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, cao đẳng cộng đồng Hậu Giang cũng được quan tâm.
Một số đề án khác cũng được xúc tiến như nâng cấp trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long thành trường đại học, thành lập trường đại học văn hóa Cần Thơ, trường cao đẳng thương mại và trường trung cấp nghiệp vụ du lịch Cần Thơ; tăng cường năng lực quản lý và nâng cao thể chế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục gắn với phát triển mạng lưới trường học, lớp học ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Thời gian qua, các trường đại học tại Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô tuyển sinh khoảng 10.000 sinh viên/năm, trong khi hàng năm có hàng trăm ngàn học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học.
Trong phạm vi cả nước, bình quân 0,9 triệu dân có một trường đại học thì ở Đồng bằng sông Cửu Long 3,37 triệu dân có một trường đại học.
Ngành nghề đào tạo đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn hẹp, chủ yếu đào tạo các ngành kinh tế, sư phạm, y, nông lâm, ngoại ngữ. Các ngành cần thiết cho phát triển kinh tế, kỹ thuật cao giúp đưa quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhanh hơn chỉ mới bắt đầu triển khai.
Tỷ lệ dân số từ 20-24 tuổi học đại học chỉ đạt 4,5%, thấp hơn các vùng kinh tế khác. Trong thời gian dài, ngân sách đầu tư cho ngành giáo dục chưa thỏa đáng, mạng lưới trường lớp, phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy thiếu thốn. tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường chưa cao, tỷ lệ bỏ học còn nhiều./.
Ngân sách các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dành cho giáo dục cũng tăng từ 13% lên 18%/năm. Nhiều giải pháp phấn đấu để đạt mục tiêu đến năm 2015 đưa tỷ lệ lao động được đào tạo lên 40% với 445.000 người/năm; đưa số trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề lên 57 trường; nâng tỷ lệ 190 sinh viên/10.000 dân; nâng cấp, lập mới 10-12 trường đại học, 11 trường cao đẳng.
Đồng bằng sông Cửu Long cũng tích cực thực hiện xã hội hóa giáo dục với nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đồng thời mở rộng hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề.
Ngành nghề ưu tiên đào tạo là giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, điều dưỡng, cán bộ y tế cộng đồng, y tế dự phòng, bác sỹ, dược sỹ.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên đào tạo ngành công nghệ sau thu hoạch, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản; thủy lợi, động lực và cơ khí nông nghiệp, tài nguyên môi trường.
Trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, ưu tiên đào tạo các ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa, điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, xây dựng cầu đường, kiến trúc, xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông vận tải.
Trong ngành kinh tế, ưu tiên đào tạo về quản trị kinh doanh, kinh tế phát triển, quy hoạch, kế hoạch, tái chính, ngân hàng, thương mại, kinh tế đối ngoại, bảo hiểm, du lịch, quản lý khách sạn.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long còn đẩy mạnh đào tạo trong lĩnh vực thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật, luật, quản lý hành chính, công tác xã hội.
Hiện công tác xây dựng Trường đại học Cần Thơ thành trường đại học trọng điểm quốc gia đang được xúc tiến; đồng thời việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho một số trường như đại học y dược Cần Thơ, đại học An Giang, đại học sư phạm Đồng Tháp, đại học Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, cao đẳng cộng đồng Hậu Giang cũng được quan tâm.
Một số đề án khác cũng được xúc tiến như nâng cấp trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long thành trường đại học, thành lập trường đại học văn hóa Cần Thơ, trường cao đẳng thương mại và trường trung cấp nghiệp vụ du lịch Cần Thơ; tăng cường năng lực quản lý và nâng cao thể chế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục gắn với phát triển mạng lưới trường học, lớp học ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Thời gian qua, các trường đại học tại Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô tuyển sinh khoảng 10.000 sinh viên/năm, trong khi hàng năm có hàng trăm ngàn học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học.
Trong phạm vi cả nước, bình quân 0,9 triệu dân có một trường đại học thì ở Đồng bằng sông Cửu Long 3,37 triệu dân có một trường đại học.
Ngành nghề đào tạo đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn hẹp, chủ yếu đào tạo các ngành kinh tế, sư phạm, y, nông lâm, ngoại ngữ. Các ngành cần thiết cho phát triển kinh tế, kỹ thuật cao giúp đưa quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhanh hơn chỉ mới bắt đầu triển khai.
Tỷ lệ dân số từ 20-24 tuổi học đại học chỉ đạt 4,5%, thấp hơn các vùng kinh tế khác. Trong thời gian dài, ngân sách đầu tư cho ngành giáo dục chưa thỏa đáng, mạng lưới trường lớp, phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy thiếu thốn. tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường chưa cao, tỷ lệ bỏ học còn nhiều./.
Thế Đạt (TTXVN)