Bước vào vụ Đông Xuân 2012-2013, vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở trong điều kiện lũ nhỏ, mực nước ngập thấp. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Chỉ thị số 3685/CT-BNN-TT đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng chỉ đạo điều chỉnh thời vụ phù hợp.
Việc điều chỉnh này sẽ theo hướng nơi có điều kiện rút nước sớm tăng diện tích gieo sạ trong tháng 11 và chấm dứt gieo sạ vụ Đông Xuân khoảng cuối tháng 12 để tránh hạn, xâm nhập mặn cuối vụ; thu hoạch sớm nhằm tạo điều kiện có thời gian cày ải chuẩn bị vụ Hè Thu tiếp theo.
Do lũ nhỏ nên các địa phương quan tâm chỉ đạo vệ sinh đồng ruộng để diệt mầm sâu bệnh, tránh ngộ độc hữu cơ, phòng trừ chuột, ốc bươu vàng phá hại. Các địa phương cũng cần lưu ý đảm bảo việc gieo sạ đồng loạt trên từng vùng và theo lịch gieo sạ né rầy ở từng địa phương.
Theo dự báo của Cục Bảo vệ thực vật, sẽ có những đợt rầy di trú vào các thời điểm từ ngày 24-26/11 đến ngày 3-5/12 tới. Trong tháng 10 này, diện tích lúa Đông Xuân sớm đã gieo sạ lên tới 150.000ha ở các tỉnh: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Kinh nghiệm các năm trước cho thấy, trà lúa Đông Xuân sớm thường dễ nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lây lan sang trà lúa Đông Xuân chính vụ gieo sạ trong tháng 11 và 12. Do đó các địa phương thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ sâu bệnh trên lúa để phòng trừ kịp thời…
Để đáp ứng nhu cầu cơ cấu gạo xuất khẩu, các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên sử dụng các giống lúa chất lượng cao, hạn chế sử dụng các giống lúa chất lượng thấp ở mức dưới 30% diện tích. Đối với các địa phương có điều kiện trồng giống lúa thơm trong vụ Đông Xuân, cần có quy hoạch vùng sản xuất và lưu ý đảm bảo chất lượng hạt giống cũng như công tác phòng trừ sâu bệnh vì giống lúa này dễ nhiễm sâu bệnh.
Cùng đó, các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long cần tiếp tục phát triển mô hình Cánh đồng mẫu lớn với những chính sách hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp tham gia; chỉ đạo và hướng dẫn sản xuất lúa theo VietGAP, hướng dẫn nông dân bón phân cân đối về số lượng và chủng loại, không bón thừa phân đạm để tránh lãng phí và làm bệnh hại gia tăng.
Các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục nghiên cứu, thực hiện các chính sách để khuyến khích người dân ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất và sau thu hoạch, xây dựng kho tồn trữ lúa, gạo.
Cùng với đó, các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp trong sản xuất và lưu thông trên thị trường; ngăn chặn việc tăng giá, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng gây thiệt hại cho sản xuất./.
Việc điều chỉnh này sẽ theo hướng nơi có điều kiện rút nước sớm tăng diện tích gieo sạ trong tháng 11 và chấm dứt gieo sạ vụ Đông Xuân khoảng cuối tháng 12 để tránh hạn, xâm nhập mặn cuối vụ; thu hoạch sớm nhằm tạo điều kiện có thời gian cày ải chuẩn bị vụ Hè Thu tiếp theo.
Do lũ nhỏ nên các địa phương quan tâm chỉ đạo vệ sinh đồng ruộng để diệt mầm sâu bệnh, tránh ngộ độc hữu cơ, phòng trừ chuột, ốc bươu vàng phá hại. Các địa phương cũng cần lưu ý đảm bảo việc gieo sạ đồng loạt trên từng vùng và theo lịch gieo sạ né rầy ở từng địa phương.
Theo dự báo của Cục Bảo vệ thực vật, sẽ có những đợt rầy di trú vào các thời điểm từ ngày 24-26/11 đến ngày 3-5/12 tới. Trong tháng 10 này, diện tích lúa Đông Xuân sớm đã gieo sạ lên tới 150.000ha ở các tỉnh: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Kinh nghiệm các năm trước cho thấy, trà lúa Đông Xuân sớm thường dễ nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lây lan sang trà lúa Đông Xuân chính vụ gieo sạ trong tháng 11 và 12. Do đó các địa phương thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ sâu bệnh trên lúa để phòng trừ kịp thời…
Để đáp ứng nhu cầu cơ cấu gạo xuất khẩu, các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên sử dụng các giống lúa chất lượng cao, hạn chế sử dụng các giống lúa chất lượng thấp ở mức dưới 30% diện tích. Đối với các địa phương có điều kiện trồng giống lúa thơm trong vụ Đông Xuân, cần có quy hoạch vùng sản xuất và lưu ý đảm bảo chất lượng hạt giống cũng như công tác phòng trừ sâu bệnh vì giống lúa này dễ nhiễm sâu bệnh.
Cùng đó, các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long cần tiếp tục phát triển mô hình Cánh đồng mẫu lớn với những chính sách hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp tham gia; chỉ đạo và hướng dẫn sản xuất lúa theo VietGAP, hướng dẫn nông dân bón phân cân đối về số lượng và chủng loại, không bón thừa phân đạm để tránh lãng phí và làm bệnh hại gia tăng.
Các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục nghiên cứu, thực hiện các chính sách để khuyến khích người dân ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất và sau thu hoạch, xây dựng kho tồn trữ lúa, gạo.
Cùng với đó, các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp trong sản xuất và lưu thông trên thị trường; ngăn chặn việc tăng giá, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng gây thiệt hại cho sản xuất./.
Hoàng Tùng (TTXVN)