Ngành hoa Lâm Đồng nói chung, Đà Lạt nói riêng trong những năm qua không những đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước mà còn được biết đến tại nhiều nước trên thế giới (sản xuất hơn 1,3 tỷ cành hoa hàng năm).
Đây là một lợi thế để hoa của địa phương vươn ra thị trường ngoài nước. Thế nhưng, những gì mà ngành hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đạt được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng.
Tuy giá trị xuất khẩu hoa của Đà Lạt –Lâm Đồng chiếm trên 80% thị phần xuất khẩu hoa của cả nước, nhưng sản lượng xuất khẩu hoa chỉ đạt khoảng 11% ( so với thị trường tiêu thụ nội địa).
Ngoài ra, xuất khẩu hoa lại do hầu hết do các công ty có 100% vốn nước ngoài “phụ trách” doanh nghiệp trong nước, nông dân trồng hoa vẫn đứng ngoài cuộc. Trong khi đó, thị trường hoa trong nước ngày càng bảo hòa với nhiều nơi trồng hoa tự phát. Do vậy, bên cạnh việc giúp người dân trồng hoa địa phương đứng vững ở trong nước thì việc“làm thế nào để hoa do người dân địa phương trồng hoa có thể hội nhập thị trường thế giới”cũng được các cấp, các ngành quan tâm.
Hình thành chợ đầu mối
Những năm gần đây, các chương trình liên doanh, liên kết giữa nhà doanh nghiệp và người sản xuất hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đã bước đầu được hình thành. Nhờ vậy, sản phẩm hoa được giới thiệu và tiêu thụ ở thị trường trong nước, từng bước vươn tới thị trường quốc tế.
Dẫu vậy, những mối liên kết này chưa thật sự chặt chẽ, khiến việc sản xuất và tiêu thụ hoa còn khó khăn. Hơn nữa, sức cạnh tranh của sản phẩm hoa còn thấp so với một số mặt hàng hoa nước ngoài. Bởi vì, đa số đối tượng trực tiếp sản xuất hoa là nông hộ với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết với nhau để có thể đáp ứng các đơn đặt hàng lớn của thị trường, cũng như chưa dự báo và định hướng được nhu cầu của thị trường. Do đó, việc thành lập một chợ hoa hiện đại hay gọi là trung tâm giao dịch hoa là một việc làm quan trọng và cấp bách.
Ông Tôn Thiện San, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt cho biết, thành phố đang có dự án thành lập một chợ đầu mối hoa hay gọi là trung tâm giao dịch hoa để giúp cho người trồng hoa có nơi giao dịch cũng như là nơi cung cấp và nhận thông tin phản hổi từ thị trường. Từ đó, xây dựng kế hoạch phát triển ngành sản xuất hoa, quy hoạch cơ cấu cây trồng của Đà Lạt phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Và chợ hoa này hiện đại hơn các chợ truyền thống ở chỗ là có showroom – phòng trưng bày, những phân xưởng đóng gói, kho lạnh để các doanh nghiệp, nông hộ có điều kiện giới thiệu sản phẩm hoa.
Hơn nữa, thông qua chợ đầu mối hoa, các doanh nghiệp, nông hộ trong nước sẽ có cơ hội học tập trao đổi, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất hoa với doanh nghiệp nước ngoài cũng như trong nước.
Việc thành lập chợ đầu mối hoa cần sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế chứ không phải chỉ do chính quyền địa phương đầu tư, xây dựng. Và hiện nay Thành phố Đà Lạt cũng đã lập Ban dự án quản lý thành lập chợ đầu mối để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, xúc tiến xây dựng chợ đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất.
Ông Nguyễn Đình Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt chia sẻ: “Không áp dụng bất cứ mô hình nào Trung tâm giao dịch nào của các nước trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản. Chúng ta sẽ thành lập chợ hoa với những bước đi phù hợp với điều kiện địa phương. Phải xác định bức xúc của người dân trồng hoa là gì, từ bức xúc đó đưa ra một phương án phù hợp. Điều đầu tiên, phải có một nơi để hoa của người sản xuất có thể tập trung tại một chỗ và hình thành mô hình mua bán ở góc độ chợ sỉ trước. Song song đó, hình thành nên hệ thống mua bán qua mạng hay gọi là sàn giao dịch ảo. Sàn giao dịch này sẽ là tiền thân để tạo nên sàn giao dịch có mạng lưới lớn hơn."
Quy hoạch vùng sản xuất hoa theo hướng nông nghiệp - công nghệ cao
Ngành hoa Đà Lạt – Lâm Đồng có những lợi thế để phát triển ra thị trường quốc tế hơn những vùng sản xuất hoa lân cận của các nước như Malaysia , Trung Quốc…. Đó là nhờ những lợi thế về địa lý, giá thành.
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, do vậy cước vận chuyển hoa sang các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hà Lan, châu Âu…thấp hơn so với các nước khác. Hơn nữa, giá thành sản xuất các nước cao hơn Việt Nam do giá lao động cao hơn.
Như vậy, vấn đề đặt ra, để nâng cao sức cạnh tranh cũng như mở rộng thị trường quốc tế, ngành hoa Đà Lạt cần phải cải thiện chất lượng hoa. Và việc nâng cao chất lượng hoa không thể tách rời việc hành thành vùng sản xuất hoa theo hướng nông nghiệp – công nghệ cao.
“Sở dĩ tỷ lệ xuất khẩu hoa Đà Lạt – Lâm Đồng trong nhiều năm qua không cao đó là chất lượng hoa thương phẩm chưa đồng đều ổn định. Chất lượng hoa chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn xuất khẩu như về độ dài, trọng lượng, sâu bệnh, màu sắc của mỗi loại hoa…. Nguyên nhân, ngoài một số doanh nghiệp lớn được đầu tư công nghệ khép kín, cơ sở sản xuất hiện đại còn các nông hộ chủ yếu chủ yếu canh tác trong những điều kiện vật chất sơ sài, sử dụng nguồn vốn tự sản xuất không được phục tráng," Ông Nguyễn Văn Sơn, phó Giám đốc sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT) nhận định.
Ông Sơn còn cho biết: "Người dân không có nguồn vốn để có thể tiếp cận, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhất là công nghệ sau thu hoạch. Do vậy, tỉnh sẽ tiếp tục đưa ra những giải pháp về công nghệ nhằm tiếp tục ứng dụng và chuyển giao tạo sự lan tỏa đến các nông hộ. Bên cạnh đó, chủ động tạo ra nguồn giống tại chỗ, giảm phụ thuộc vào nguồn giống nhập nội, phát triển các giống hoa truyền thống của địa phương đã có thị trường ổn định.”
Theo ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt, ngoài hai doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn chứng nhận Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ cao vào sản xuất hoa (công ty Đà Lạt Hasfarm, công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Rừng hoa Đà Lạt), trong thời gian sắp tới tỉnh nên cố gắng hình thành ít nhất được một vùng chuyên sản xuất hoa khoảng 150 - 200ha.
Hoa Lâm Đồng không đơn thuần chỉ là hoa của Đà Lạt mà còn có hoa ở các huyện lân cận như Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà…. Trong quy hoạch vùng sản xuất hoa nên đưa những vùng này vào vì những huyện này cũng là những vùng cực kỳ lợi thế về trồng hoa không kém Đà Lạt, thậm chí có những loại hoa nếu trồng ở vùng này sẽ có chất lượng tốt hơn ở Đà Lạt (hoa cúc - Đơn Dương, Hồng Môn - Di Linh...). Và theo tính toán dù là loại hoa thấp nhất về lợi nhuận nếu được đầu tư đứng hướng và có thị trường ổn định, lợi nhuận thấp nhất cũng được 500 triệu đồng/ha. Do vậy, nếu có sự chuyển đổi từ cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả ở những vùng này sang trồng hoa có giá trị kinh tế cao hơn, thì đời sống người dân sẽ được nâng lên rất nhiều.
Bảo vệ và phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt
Vừa qua, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đã công nhận Thương hiệu hoa Đà Lạt cho tỉnh Lâm Đồng. Đây được xem là một “giấy thông hành” giúp hoa Đà Lạt – Lâm Đồng có thể vươn ra thị trường quốc tế. Và vấn đề bảo vệ và phát triển Thương hiệu hoa ở thị trường quốc tế như thế nào cũng là vấn đề cần quan tâm đúng mức ngay từ bây giờ.
Ông Trần Huy Đường cho biết thêm: “Phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt là công việc bao gồm cả hai khía cạnh pháp lý và thương hiệu gắn với thương mại. Hiện tại về mặt xác lập bằng pháp lý chúng ta mới công nhận thương hiệu hoa Đà Lạt trong nước. Cho nên, ngay từ bây giờ chúng ta nên đăng ký thương hiệu tại các thị trường Nhật, Hà Lan, hay các nước Đông Nam Á, để tránh việc nước ngoài đăng ký trước. Còn việc phát triển thương hiệu trên thương trường - đây là việc làm lâu dài và cần nhiều lộ trình chứ không thể làm trong vài ngày và đòi hỏi người dân trồng hoa Đà Lạt – Lâm Đồng cùng tham gia liên kết thông qua việc đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoa…. Có như vậy mới giữ vững và nâng cao giá trị hoa Đà Lạt – Lâm Đồng."
Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, phát triển Thương hiệu hoa Đà Lạt tập trung ở hoa cắt cành được xem là mấu chốt và quyết tâm lớn của ngành hoa Đà Lạt hiện nay.Thế nhưng, song song việc bảo hộ thương hiệu hoa cắt cành thì hai sản phẩm hoa khác cũng cần quan tâm từ bây giờ.
Thứ nhất, Đà Lạt – Lâm Đồng có nhiều doanh nghiệp có công nghệ bảo quản hoa khô (bảo quản hoa khô kéo dài được từ ba đến năm năm). Và loại sản phẩm này cũng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, do đó chúng ta cũng cần đưa ra giải pháp bảo vệ thương hiệu bảo quản hoa khô.
Thứ hai, trong hàng loạt phương pháp nhân giống ngành hoa Đà Lạt – Lâm Đồng có nhân giống in vitro (nuôi cấy mô trong ống nghiệm) phương pháp mang lại chất lượng giống tốt so với nhiều phương pháp khác. Việc bảo vệ thương hiệu giống hoa bằng phương pháp này cũng là một cách giúp hoa Đà Lạt – Lâm Đồng mở rộng hợp tác kinh tế trong việc xuất khẩu giống hoa từ Đà Lạt – Lâm Đồng ra thị trường quốc tế./.
Đây là một lợi thế để hoa của địa phương vươn ra thị trường ngoài nước. Thế nhưng, những gì mà ngành hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đạt được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng.
Tuy giá trị xuất khẩu hoa của Đà Lạt –Lâm Đồng chiếm trên 80% thị phần xuất khẩu hoa của cả nước, nhưng sản lượng xuất khẩu hoa chỉ đạt khoảng 11% ( so với thị trường tiêu thụ nội địa).
Ngoài ra, xuất khẩu hoa lại do hầu hết do các công ty có 100% vốn nước ngoài “phụ trách” doanh nghiệp trong nước, nông dân trồng hoa vẫn đứng ngoài cuộc. Trong khi đó, thị trường hoa trong nước ngày càng bảo hòa với nhiều nơi trồng hoa tự phát. Do vậy, bên cạnh việc giúp người dân trồng hoa địa phương đứng vững ở trong nước thì việc“làm thế nào để hoa do người dân địa phương trồng hoa có thể hội nhập thị trường thế giới”cũng được các cấp, các ngành quan tâm.
Hình thành chợ đầu mối
Những năm gần đây, các chương trình liên doanh, liên kết giữa nhà doanh nghiệp và người sản xuất hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đã bước đầu được hình thành. Nhờ vậy, sản phẩm hoa được giới thiệu và tiêu thụ ở thị trường trong nước, từng bước vươn tới thị trường quốc tế.
Dẫu vậy, những mối liên kết này chưa thật sự chặt chẽ, khiến việc sản xuất và tiêu thụ hoa còn khó khăn. Hơn nữa, sức cạnh tranh của sản phẩm hoa còn thấp so với một số mặt hàng hoa nước ngoài. Bởi vì, đa số đối tượng trực tiếp sản xuất hoa là nông hộ với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết với nhau để có thể đáp ứng các đơn đặt hàng lớn của thị trường, cũng như chưa dự báo và định hướng được nhu cầu của thị trường. Do đó, việc thành lập một chợ hoa hiện đại hay gọi là trung tâm giao dịch hoa là một việc làm quan trọng và cấp bách.
Ông Tôn Thiện San, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt cho biết, thành phố đang có dự án thành lập một chợ đầu mối hoa hay gọi là trung tâm giao dịch hoa để giúp cho người trồng hoa có nơi giao dịch cũng như là nơi cung cấp và nhận thông tin phản hổi từ thị trường. Từ đó, xây dựng kế hoạch phát triển ngành sản xuất hoa, quy hoạch cơ cấu cây trồng của Đà Lạt phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Và chợ hoa này hiện đại hơn các chợ truyền thống ở chỗ là có showroom – phòng trưng bày, những phân xưởng đóng gói, kho lạnh để các doanh nghiệp, nông hộ có điều kiện giới thiệu sản phẩm hoa.
Hơn nữa, thông qua chợ đầu mối hoa, các doanh nghiệp, nông hộ trong nước sẽ có cơ hội học tập trao đổi, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất hoa với doanh nghiệp nước ngoài cũng như trong nước.
Việc thành lập chợ đầu mối hoa cần sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế chứ không phải chỉ do chính quyền địa phương đầu tư, xây dựng. Và hiện nay Thành phố Đà Lạt cũng đã lập Ban dự án quản lý thành lập chợ đầu mối để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, xúc tiến xây dựng chợ đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất.
Ông Nguyễn Đình Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt chia sẻ: “Không áp dụng bất cứ mô hình nào Trung tâm giao dịch nào của các nước trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản. Chúng ta sẽ thành lập chợ hoa với những bước đi phù hợp với điều kiện địa phương. Phải xác định bức xúc của người dân trồng hoa là gì, từ bức xúc đó đưa ra một phương án phù hợp. Điều đầu tiên, phải có một nơi để hoa của người sản xuất có thể tập trung tại một chỗ và hình thành mô hình mua bán ở góc độ chợ sỉ trước. Song song đó, hình thành nên hệ thống mua bán qua mạng hay gọi là sàn giao dịch ảo. Sàn giao dịch này sẽ là tiền thân để tạo nên sàn giao dịch có mạng lưới lớn hơn."
Quy hoạch vùng sản xuất hoa theo hướng nông nghiệp - công nghệ cao
Ngành hoa Đà Lạt – Lâm Đồng có những lợi thế để phát triển ra thị trường quốc tế hơn những vùng sản xuất hoa lân cận của các nước như Malaysia , Trung Quốc…. Đó là nhờ những lợi thế về địa lý, giá thành.
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, do vậy cước vận chuyển hoa sang các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hà Lan, châu Âu…thấp hơn so với các nước khác. Hơn nữa, giá thành sản xuất các nước cao hơn Việt Nam do giá lao động cao hơn.
Như vậy, vấn đề đặt ra, để nâng cao sức cạnh tranh cũng như mở rộng thị trường quốc tế, ngành hoa Đà Lạt cần phải cải thiện chất lượng hoa. Và việc nâng cao chất lượng hoa không thể tách rời việc hành thành vùng sản xuất hoa theo hướng nông nghiệp – công nghệ cao.
“Sở dĩ tỷ lệ xuất khẩu hoa Đà Lạt – Lâm Đồng trong nhiều năm qua không cao đó là chất lượng hoa thương phẩm chưa đồng đều ổn định. Chất lượng hoa chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn xuất khẩu như về độ dài, trọng lượng, sâu bệnh, màu sắc của mỗi loại hoa…. Nguyên nhân, ngoài một số doanh nghiệp lớn được đầu tư công nghệ khép kín, cơ sở sản xuất hiện đại còn các nông hộ chủ yếu chủ yếu canh tác trong những điều kiện vật chất sơ sài, sử dụng nguồn vốn tự sản xuất không được phục tráng," Ông Nguyễn Văn Sơn, phó Giám đốc sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT) nhận định.
Ông Sơn còn cho biết: "Người dân không có nguồn vốn để có thể tiếp cận, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhất là công nghệ sau thu hoạch. Do vậy, tỉnh sẽ tiếp tục đưa ra những giải pháp về công nghệ nhằm tiếp tục ứng dụng và chuyển giao tạo sự lan tỏa đến các nông hộ. Bên cạnh đó, chủ động tạo ra nguồn giống tại chỗ, giảm phụ thuộc vào nguồn giống nhập nội, phát triển các giống hoa truyền thống của địa phương đã có thị trường ổn định.”
Theo ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt, ngoài hai doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn chứng nhận Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ cao vào sản xuất hoa (công ty Đà Lạt Hasfarm, công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Rừng hoa Đà Lạt), trong thời gian sắp tới tỉnh nên cố gắng hình thành ít nhất được một vùng chuyên sản xuất hoa khoảng 150 - 200ha.
Hoa Lâm Đồng không đơn thuần chỉ là hoa của Đà Lạt mà còn có hoa ở các huyện lân cận như Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà…. Trong quy hoạch vùng sản xuất hoa nên đưa những vùng này vào vì những huyện này cũng là những vùng cực kỳ lợi thế về trồng hoa không kém Đà Lạt, thậm chí có những loại hoa nếu trồng ở vùng này sẽ có chất lượng tốt hơn ở Đà Lạt (hoa cúc - Đơn Dương, Hồng Môn - Di Linh...). Và theo tính toán dù là loại hoa thấp nhất về lợi nhuận nếu được đầu tư đứng hướng và có thị trường ổn định, lợi nhuận thấp nhất cũng được 500 triệu đồng/ha. Do vậy, nếu có sự chuyển đổi từ cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả ở những vùng này sang trồng hoa có giá trị kinh tế cao hơn, thì đời sống người dân sẽ được nâng lên rất nhiều.
Bảo vệ và phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt
Vừa qua, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đã công nhận Thương hiệu hoa Đà Lạt cho tỉnh Lâm Đồng. Đây được xem là một “giấy thông hành” giúp hoa Đà Lạt – Lâm Đồng có thể vươn ra thị trường quốc tế. Và vấn đề bảo vệ và phát triển Thương hiệu hoa ở thị trường quốc tế như thế nào cũng là vấn đề cần quan tâm đúng mức ngay từ bây giờ.
Ông Trần Huy Đường cho biết thêm: “Phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt là công việc bao gồm cả hai khía cạnh pháp lý và thương hiệu gắn với thương mại. Hiện tại về mặt xác lập bằng pháp lý chúng ta mới công nhận thương hiệu hoa Đà Lạt trong nước. Cho nên, ngay từ bây giờ chúng ta nên đăng ký thương hiệu tại các thị trường Nhật, Hà Lan, hay các nước Đông Nam Á, để tránh việc nước ngoài đăng ký trước. Còn việc phát triển thương hiệu trên thương trường - đây là việc làm lâu dài và cần nhiều lộ trình chứ không thể làm trong vài ngày và đòi hỏi người dân trồng hoa Đà Lạt – Lâm Đồng cùng tham gia liên kết thông qua việc đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoa…. Có như vậy mới giữ vững và nâng cao giá trị hoa Đà Lạt – Lâm Đồng."
Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, phát triển Thương hiệu hoa Đà Lạt tập trung ở hoa cắt cành được xem là mấu chốt và quyết tâm lớn của ngành hoa Đà Lạt hiện nay.Thế nhưng, song song việc bảo hộ thương hiệu hoa cắt cành thì hai sản phẩm hoa khác cũng cần quan tâm từ bây giờ.
Thứ nhất, Đà Lạt – Lâm Đồng có nhiều doanh nghiệp có công nghệ bảo quản hoa khô (bảo quản hoa khô kéo dài được từ ba đến năm năm). Và loại sản phẩm này cũng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, do đó chúng ta cũng cần đưa ra giải pháp bảo vệ thương hiệu bảo quản hoa khô.
Thứ hai, trong hàng loạt phương pháp nhân giống ngành hoa Đà Lạt – Lâm Đồng có nhân giống in vitro (nuôi cấy mô trong ống nghiệm) phương pháp mang lại chất lượng giống tốt so với nhiều phương pháp khác. Việc bảo vệ thương hiệu giống hoa bằng phương pháp này cũng là một cách giúp hoa Đà Lạt – Lâm Đồng mở rộng hợp tác kinh tế trong việc xuất khẩu giống hoa từ Đà Lạt – Lâm Đồng ra thị trường quốc tế./.
Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)