Đề nghị đưa "văn hóa hòa bình" vào trường học

Trong cuộc tọa đàm “60 năm bảo vệ hòa bình thế giới” (26/4/1949) diễn ra ngày 23/4, cựu Đại sứ Võ Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị đưa nội dung giáo dục về văn hóa hòa bình vào trường học các cấp.

Trong cuộc tọa đàm “60 năm bảo vệ hòa bình thế giới” (26/4/1949) diễn ra ngày 23/4, cựu Đại sứ Võ Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị đưa nội dung giáo dục về văn hóa hòa bình vào trường học các cấp.

Theo Chủ tịch Uỷ ban Hòa bình Thành phố Hồ Chí Minh cần giúp giới trẻ Việt Nam tiếp thu truyền thống hòa hiếu của ông cha, học tập cách ứng xử phù hợp các tiêu chí của văn hóa hòa bình trong quan hệ gia đình, xã hội và quốc tế.

Tại Việt Nam, theo ông, khái niệm “văn hóa hòa bình” mà Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 52 đưa ra năm 1992 đã được thực thi và truyền tải sâu rộng trong cuộc sống. Việc làm đó được thể hiện thông qua việc giải quyết một cách ôn hòa các mâu thuẫn trong xã hội, qua cơ chế đối thoại, xây dựng sự đồng thuận, đoàn kết và thái độ tích cực chống bạo lực của toàn hệ thống chính trị cũng như các tầng lớp nhân dân.

Nhiều người dân Thành phố Hồ Chí Minh khi tham gia tọa đàm đã bày tỏ niềm tự hào về những giá trị to lớn của nền hòa bình độc lập dân tộc, nêu lên nhiều bài học quý giá của cha ông ta trong việc giữ gìn hòa bình.

Việt Nam đã thành lập “Ủy ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam” vào tháng 11/1950, tiền thân của Ủy ban Hòa bình Việt Nam hiện nay.

Thành tích lớn nhất của phong trào hòa bình thế giới trong 60 năm qua là đã góp phần xứng đáng vào việc ngăn ngừa chiến tranh thế giới thứ 3, buộc các cường quốc hạt nhân phải ký vào một số thỏa thuận về kiểm soát vũ trang hạt nhân và ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục