Mùa xuân cùng tất cả sự tươi mới, rộn ràng đã đến với mỗi người; với những người hoạt động trong lĩnh vực văn học dịch, xuân này vẫn còn không ít những trăn trở.
Những mùa xuân đã qua
Những năm qua, văn học dịch ở Việt Nam đã phát triển sôi động, có được những thành tựu đáng ghi nhận, đóng góp tích cực cho sự phát triển của văn học nước nhà, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá và hội nhập quốc tế.
Tuy chưa có con số thống kê chính xác tổng số sách đã được dịch cũng như số lượng các dịch giả, song trong giới dịch thuật có rất nhiều tên tuổi được bạn đọc yêu mến và một số lượng lớn tác phẩm chất lượng được đón nhận.
Riêng trong 10 năm trở lại đây, hàng loạt tác phẩm nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam . Điển hình là "Faust" - kịch thơ của đại văn hào Đức Goethe do Quang Chiến dịch năm 2002, "Đàn hương hình" - tiểu thuyết của Mạc Ngôn (Trung Quốc) do Trần Đình Hiến dịch năm 2003, "Quý thành" - tiểu thuyết của Giả Bình Ao (Trung Quốc) do Lê Bầu dịch năm 2004... Trong các năm từ 2005-2010, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam chỉ trao cho hai thể loại, một trong số đó là dịch thuật văn học.
Thời gian qua, đã xuất hiện thêm nhiều dịch giả mới, có tâm huyết góp phần thúc đẩy văn học dịch của ta vươn lên. Bạn đọc đã biết đến nhiều tác giả dịch tác phẩm nổi tiếng thế giới như: Nguyễn Bích Lan với "Triệu phú khu ổ chuột" của Vikas Swarup, Nguyễn Thế Vinh với "Chân dung một chàng trai trẻ" của James Joyce, Bùi Thị Loan với 2 tác phẩm "Cậu ấm ngây thơ" và "Tôi là con mèo" của Natsume Soseki...
Hàng loạt sách của các tác giả được giải thưởng Nobel trong những năm gần đây như Toni Morrison, Mazio Vargaslosa, Cao Hành Kiện, Orhan Pamuk hay các tác giả đương đại nổi tiếng như Marakami, đới Tứ Kiệt, Mạc Ngôn ... đã được các dịch giả kịp thời dịch ra tiếng Việt
Đáng chú ý, một kỷ lục ít ai địch nổi trong sách dịch ở Việt Nam là cuốn Scarlett (hậu "Cuốn theo chiều gió") được tung ra thị trường Mỹ ngày 25/9/1991 thì đến cuối tháng 10/1991 đã thấy bản dich tiếng Việt bày bán ở các thành phố lớn trong nước.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Dân, Chủ tịch Hội đồng văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam, là lĩnh vực liên quan đến nhiều bộ phận của văn hoá và khoa học, văn học dịch trong thời gian qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề gây tranh cãi.
Trên diễn đàn văn nghệ đã xuất hiện nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng dịch thuật, các nguyên tắc dịch thuật và cả trình độ của đội ngũ dịch giả.
Liên tiếp có những nhận định của nhiều tên tuổi có uy tín về tình trạng dịch tự phát, “vừa thừa, vừa thiếu”, dịch lệch hướng. Và tổng thể “chúng ta chậm ít nhất là 50 năm trong chuyện dịch của văn học thế giới” (Nhà văn Nguyên Ngọc), hơn thế “... không chỉ chậm 50 năm thôi đâu mà có những tác giả chậm 100 năm, hoặc vài trăm năm, đặc biệt là tiểu thuyết...” (Nhà nghiên cứu phê bình Lại Nguyên Ân)
Và những mùa xuân tới
Để văn học dịch có những mùa xuân trọn vẹn, dịch giả Hoàng Thúy Toàn mong muốn Nhà nước và các cơ quan chức năng nên coi trọng đúng mức lĩnh vực dịch văn học, có sự đầu tư xứng đáng, không để văn học dịch phải tự xoay sở, tự điều chỉnh.
Cụ thể hơn, nhà thơ, dịch giả Bằng Việt cho rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có định hướng cho sách dịch hiện nay; tạo một quỹ để mua và thẩm định các sách cần dịch; lập Trung tâm tư vấn hoặc cơ quan thẩm định về mặt dịch thuật; trong đó, tập hợp được các chuyên gia giỏi, có trình độ nhận xét, thẩm định tác phẩm khi chọn dịch…
Luôn trăn trở về vấn đề đào tạo đội ngũ làm việc trong lĩnh vực văn học dịch, dịch giả Lê Đức Mân cũng chia sẻ: "Việt Nam đang thiếu hụt người dịch. Lớp dịch giả mà chúng tôi định nhờ cậy phần lớn đều ở tuổi 70 trở lên, lớp trung niên thì đang bận việc của nhà nước, còn lớp trẻ ít lắm..."
Về quảng bá văn học dịch, dịch giả Lê Đức Mân cho biết Việt Nam đã thành lập được Quỹ hỗ trợ Quảng bá văn học Việt-Nga; hy vọng sẽ có thêm những động thái tích cực nữa nhằm đẩy nhanh quá trình giao lưu văn hóa nói chung và văn học nói riêng của Việt Nam với toàn thế giới./.
Những mùa xuân đã qua
Những năm qua, văn học dịch ở Việt Nam đã phát triển sôi động, có được những thành tựu đáng ghi nhận, đóng góp tích cực cho sự phát triển của văn học nước nhà, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá và hội nhập quốc tế.
Tuy chưa có con số thống kê chính xác tổng số sách đã được dịch cũng như số lượng các dịch giả, song trong giới dịch thuật có rất nhiều tên tuổi được bạn đọc yêu mến và một số lượng lớn tác phẩm chất lượng được đón nhận.
Riêng trong 10 năm trở lại đây, hàng loạt tác phẩm nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam . Điển hình là "Faust" - kịch thơ của đại văn hào Đức Goethe do Quang Chiến dịch năm 2002, "Đàn hương hình" - tiểu thuyết của Mạc Ngôn (Trung Quốc) do Trần Đình Hiến dịch năm 2003, "Quý thành" - tiểu thuyết của Giả Bình Ao (Trung Quốc) do Lê Bầu dịch năm 2004... Trong các năm từ 2005-2010, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam chỉ trao cho hai thể loại, một trong số đó là dịch thuật văn học.
Thời gian qua, đã xuất hiện thêm nhiều dịch giả mới, có tâm huyết góp phần thúc đẩy văn học dịch của ta vươn lên. Bạn đọc đã biết đến nhiều tác giả dịch tác phẩm nổi tiếng thế giới như: Nguyễn Bích Lan với "Triệu phú khu ổ chuột" của Vikas Swarup, Nguyễn Thế Vinh với "Chân dung một chàng trai trẻ" của James Joyce, Bùi Thị Loan với 2 tác phẩm "Cậu ấm ngây thơ" và "Tôi là con mèo" của Natsume Soseki...
Hàng loạt sách của các tác giả được giải thưởng Nobel trong những năm gần đây như Toni Morrison, Mazio Vargaslosa, Cao Hành Kiện, Orhan Pamuk hay các tác giả đương đại nổi tiếng như Marakami, đới Tứ Kiệt, Mạc Ngôn ... đã được các dịch giả kịp thời dịch ra tiếng Việt
Đáng chú ý, một kỷ lục ít ai địch nổi trong sách dịch ở Việt Nam là cuốn Scarlett (hậu "Cuốn theo chiều gió") được tung ra thị trường Mỹ ngày 25/9/1991 thì đến cuối tháng 10/1991 đã thấy bản dich tiếng Việt bày bán ở các thành phố lớn trong nước.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Dân, Chủ tịch Hội đồng văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam, là lĩnh vực liên quan đến nhiều bộ phận của văn hoá và khoa học, văn học dịch trong thời gian qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề gây tranh cãi.
Trên diễn đàn văn nghệ đã xuất hiện nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng dịch thuật, các nguyên tắc dịch thuật và cả trình độ của đội ngũ dịch giả.
Liên tiếp có những nhận định của nhiều tên tuổi có uy tín về tình trạng dịch tự phát, “vừa thừa, vừa thiếu”, dịch lệch hướng. Và tổng thể “chúng ta chậm ít nhất là 50 năm trong chuyện dịch của văn học thế giới” (Nhà văn Nguyên Ngọc), hơn thế “... không chỉ chậm 50 năm thôi đâu mà có những tác giả chậm 100 năm, hoặc vài trăm năm, đặc biệt là tiểu thuyết...” (Nhà nghiên cứu phê bình Lại Nguyên Ân)
Và những mùa xuân tới
Để văn học dịch có những mùa xuân trọn vẹn, dịch giả Hoàng Thúy Toàn mong muốn Nhà nước và các cơ quan chức năng nên coi trọng đúng mức lĩnh vực dịch văn học, có sự đầu tư xứng đáng, không để văn học dịch phải tự xoay sở, tự điều chỉnh.
Cụ thể hơn, nhà thơ, dịch giả Bằng Việt cho rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có định hướng cho sách dịch hiện nay; tạo một quỹ để mua và thẩm định các sách cần dịch; lập Trung tâm tư vấn hoặc cơ quan thẩm định về mặt dịch thuật; trong đó, tập hợp được các chuyên gia giỏi, có trình độ nhận xét, thẩm định tác phẩm khi chọn dịch…
Luôn trăn trở về vấn đề đào tạo đội ngũ làm việc trong lĩnh vực văn học dịch, dịch giả Lê Đức Mân cũng chia sẻ: "Việt Nam đang thiếu hụt người dịch. Lớp dịch giả mà chúng tôi định nhờ cậy phần lớn đều ở tuổi 70 trở lên, lớp trung niên thì đang bận việc của nhà nước, còn lớp trẻ ít lắm..."
Về quảng bá văn học dịch, dịch giả Lê Đức Mân cho biết Việt Nam đã thành lập được Quỹ hỗ trợ Quảng bá văn học Việt-Nga; hy vọng sẽ có thêm những động thái tích cực nữa nhằm đẩy nhanh quá trình giao lưu văn hóa nói chung và văn học nói riêng của Việt Nam với toàn thế giới./.
Mỹ Bình (TTXVN)