Đài phát thanh New Zealand ngày 6/9 cho biết cuộc thương lượng về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của 9 quốc gia gồm Mỹ, Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam lại có thêm một diễn biến gây nhiều tranh cãi khi được nối lại tại Chicago (Mỹ) trong tuần này.
Mỹ hiện thúc đẩy đề nghị cấm nhà nước hỗ trợ các công ty, nhưng điều đó đang vấp phải sự phản đối ở 9 nước tham gia đàm phán TPP.
Theo nhà kinh tế Bill Rosenberg thuộc Hội đồng các công đoàn New Zealand (NZCTU), nếu sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho các công ty bị thách thức về mặt pháp lý, các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước New Zealand như KiwiBank, KiwiRail, ACC và Air New Zealand sẽ là những mục tiêu tiềm tàng.
Những hợp tác xã công nghiệp vốn từng có sự hậu thuẫn về mặt pháp luật như Fonterra và Zespri cũng có thể bị thách thức. Tiến sĩ Rosenberg cho rằng New Zealand có nguy cơ bị thiệt hại nếu nước này đồng ý với một thỏa thuận như vậy.
Trong khi Chính phủ New Zealand dự kiến sẽ đưa ra thêm các chi tiết về yêu cầu của nước này đối với TPP, các nông dân New Zealand cũng đang theo dõi xem liệu những thỏa thuận đa phương theo đề xuất có gây ảnh hưởng tới ngành trồng hoa quả hay không.
Giám đốc điều hành Cơ quan xúc tiến xuất khẩu New Zealand Catherine Beard nói rằng Bộ trưởng Thương mại nước này, Tim Groser đã nhiều lần nhấn mạnh TPP cần phải là một hiệp định thương mại công bằng, có chất lượng cao và định nghĩa của cơ quan này về "chất lượng cao" là không thỏa hiệp về những điều quan trọng đối với nền kinh tế của mình.
TPP là một hiệp định thương mại của bốn quốc gia Brunei, Chile, New Zealand và Singapore (Nhóm P4) mà Australia, Malaysia, Peru, Mỹ và Việt Nam muốn gia nhập.
Đây được cho là một tiến trình hội nhập thương mại kinh tế tham vọng nhất trong lịch sử khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vì liên quan tới 9 nền kinh tế năng động thuộc 3 châu lục và sẽ là hiệp định đầu tiên nối liền hai bờ Đông và Tây của Thái Bình Dương. Khi hoàn tất, TPP sẽ để ngỏ cho các thành viên khác tham gia nếu họ đồng ý với những "tiêu chuẩn cao" trong những lĩnh vực như lao động, môi trường và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước mà Mỹ hy vọng sẽ được đưa vào hiệp định này.
Các cuộc thương lượng về việc mở rộng TPP bắt đầu ở thành phố Melbourne (Australia) năm 2010 và đã trải qua 7 vòng đàm phán. Chín nước tham gia đàm phán TPP có tổng GPD là 16.000 tỷ USD với một thị trường 472 triệu dân. Vòng đàm phán TPP thứ 8 diễn ra ở Chicago trong tuần này và vòng tiếp theo sẽ diễn ra ở Peru vào tháng 10/2011, với hy vọng đạt được thỏa thuận khi diễn ra Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11 tới ở Mỹ.
Theo chuyên gia tư vấn Andrew Shoyer thuộc Sidley Austin, mặc dù không có thỏa thuận cuối cùng nào được mong đợi tại vòng đàm phán thứ 8, nhưng do có các kế hoạch để các nhà lãnh đạo 9 nước TPP ký kết "những đường hướng khái quát" về một thỏa thuận cuối cùng bên lề Hội nghị APEC, nên có thể vòng đàm phán tại Chicago sẽ có những bước tiến căn bản./.
Mỹ hiện thúc đẩy đề nghị cấm nhà nước hỗ trợ các công ty, nhưng điều đó đang vấp phải sự phản đối ở 9 nước tham gia đàm phán TPP.
Theo nhà kinh tế Bill Rosenberg thuộc Hội đồng các công đoàn New Zealand (NZCTU), nếu sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho các công ty bị thách thức về mặt pháp lý, các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước New Zealand như KiwiBank, KiwiRail, ACC và Air New Zealand sẽ là những mục tiêu tiềm tàng.
Những hợp tác xã công nghiệp vốn từng có sự hậu thuẫn về mặt pháp luật như Fonterra và Zespri cũng có thể bị thách thức. Tiến sĩ Rosenberg cho rằng New Zealand có nguy cơ bị thiệt hại nếu nước này đồng ý với một thỏa thuận như vậy.
Trong khi Chính phủ New Zealand dự kiến sẽ đưa ra thêm các chi tiết về yêu cầu của nước này đối với TPP, các nông dân New Zealand cũng đang theo dõi xem liệu những thỏa thuận đa phương theo đề xuất có gây ảnh hưởng tới ngành trồng hoa quả hay không.
Giám đốc điều hành Cơ quan xúc tiến xuất khẩu New Zealand Catherine Beard nói rằng Bộ trưởng Thương mại nước này, Tim Groser đã nhiều lần nhấn mạnh TPP cần phải là một hiệp định thương mại công bằng, có chất lượng cao và định nghĩa của cơ quan này về "chất lượng cao" là không thỏa hiệp về những điều quan trọng đối với nền kinh tế của mình.
TPP là một hiệp định thương mại của bốn quốc gia Brunei, Chile, New Zealand và Singapore (Nhóm P4) mà Australia, Malaysia, Peru, Mỹ và Việt Nam muốn gia nhập.
Đây được cho là một tiến trình hội nhập thương mại kinh tế tham vọng nhất trong lịch sử khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vì liên quan tới 9 nền kinh tế năng động thuộc 3 châu lục và sẽ là hiệp định đầu tiên nối liền hai bờ Đông và Tây của Thái Bình Dương. Khi hoàn tất, TPP sẽ để ngỏ cho các thành viên khác tham gia nếu họ đồng ý với những "tiêu chuẩn cao" trong những lĩnh vực như lao động, môi trường và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước mà Mỹ hy vọng sẽ được đưa vào hiệp định này.
Các cuộc thương lượng về việc mở rộng TPP bắt đầu ở thành phố Melbourne (Australia) năm 2010 và đã trải qua 7 vòng đàm phán. Chín nước tham gia đàm phán TPP có tổng GPD là 16.000 tỷ USD với một thị trường 472 triệu dân. Vòng đàm phán TPP thứ 8 diễn ra ở Chicago trong tuần này và vòng tiếp theo sẽ diễn ra ở Peru vào tháng 10/2011, với hy vọng đạt được thỏa thuận khi diễn ra Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11 tới ở Mỹ.
Theo chuyên gia tư vấn Andrew Shoyer thuộc Sidley Austin, mặc dù không có thỏa thuận cuối cùng nào được mong đợi tại vòng đàm phán thứ 8, nhưng do có các kế hoạch để các nhà lãnh đạo 9 nước TPP ký kết "những đường hướng khái quát" về một thỏa thuận cuối cùng bên lề Hội nghị APEC, nên có thể vòng đàm phán tại Chicago sẽ có những bước tiến căn bản./.
Ngọc Quang (TTXVN/Vietnam+)