Theo đề xuất mới của Bộ Xây dựng, người mua, thuê nhà ở xã hội có thể cho thuê lại hoặc thế chấp nhượng nhà sau khoảng thời gian 5 năm thay vì 10 năm như quy định hiện hành.
Đây là nội dung nổi bật trong dự thảo Nghị định về quản lý và phát triển nhà ở xã hội vừa được Bộ Xây dựng lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Chính Phủ phê duyệt.
Theo dự thảo này, người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép cho thuê lại, thế chấp không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm. Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng lại sau khi trả hết tiền theo hợp đồng đã ký kết và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
[Cần ưu đãi đặc biệt cho nhà thu nhập thấp Hà Nội]
Trong thời hạn chưa đủ 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước, hoặc chủ đầu tư.
Đây được coi điểm nổi bật nhất trong dự thảo, bởi theo Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở hiện hành, người thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được phép bán, cho thuê sau thời gian tối thiểu là 10 năm.
Bên cạnh đó, cũng theo dự thảo, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới, không phân biệt quy mô diện tích đất (bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT và hình thức BOT) tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích để xây dựng nhà ở xã hội. Chủ đầu tư cũng phải trực tiếp chịu trách nhiệm đầu tư và xây dựng nhà ở xã hội, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi quỹ đất 20% này để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng chính nguồn vốn ngân sách.
[Khánh thành chung cư thu nhập thấp lớn nhất Hà Nội]
Đối với các đô thị loại 4, loại 5 và khu vực nông thôn thì căn cứ vào điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc yêu cầu chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội.
Trong các khu công nghiệp, nhiệm vụ xây dựng nhà ở xã hội sẽ thuộc về Ban quản lý khu công nghiệp địa phương (trong trường hợp khu công nghiệp đang hình thành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (trường hợp khu công nghiệp chưa có hoặc chưa đáp ứng đủ nhà cho công nhân.)
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước tại các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II thì phải là nhà chung cư; không khống chế số tầng; tiêu chuẩn thiết kế diện tích sàn mỗi căn hộ chung cư tối thiểu là 30m2, tối đa không quá 70 m2.
Nghị quyết cũng cho phép chủ đầu tư áp dụng thí điểm việc thiết kế diện tích sàn mỗi căn hộ chung cư tối thiểu là 25 m2, tối đa đến 90 m2 và nhà ở riêng lẻ hoặc nhà ở liền kề thấp tầng tại các đô thị loại I và loại II, nhưng phải có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản chấp thuận đầu tư hoặc phê duyệt dự án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư dự án, Bộ Xây dựng phải gửi ý kiến trả lời bằng văn bản.
Giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tính đủ các chi phí để thu hồi vốn, kể cả lãi vay và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư.
Nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội được huy động từ Quỹ phát triển nhà ở của địa phương, tiền sử dụng đất trên địa bàn; vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Trung ương; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA…
Đây là nội dung nổi bật trong dự thảo Nghị định về quản lý và phát triển nhà ở xã hội vừa được Bộ Xây dựng lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Chính Phủ phê duyệt.
Theo dự thảo này, người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép cho thuê lại, thế chấp không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm. Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng lại sau khi trả hết tiền theo hợp đồng đã ký kết và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
[Cần ưu đãi đặc biệt cho nhà thu nhập thấp Hà Nội]
Trong thời hạn chưa đủ 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước, hoặc chủ đầu tư.
Đây được coi điểm nổi bật nhất trong dự thảo, bởi theo Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở hiện hành, người thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được phép bán, cho thuê sau thời gian tối thiểu là 10 năm.
Bên cạnh đó, cũng theo dự thảo, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới, không phân biệt quy mô diện tích đất (bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT và hình thức BOT) tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích để xây dựng nhà ở xã hội. Chủ đầu tư cũng phải trực tiếp chịu trách nhiệm đầu tư và xây dựng nhà ở xã hội, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi quỹ đất 20% này để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng chính nguồn vốn ngân sách.
[Khánh thành chung cư thu nhập thấp lớn nhất Hà Nội]
Đối với các đô thị loại 4, loại 5 và khu vực nông thôn thì căn cứ vào điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc yêu cầu chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội.
Trong các khu công nghiệp, nhiệm vụ xây dựng nhà ở xã hội sẽ thuộc về Ban quản lý khu công nghiệp địa phương (trong trường hợp khu công nghiệp đang hình thành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (trường hợp khu công nghiệp chưa có hoặc chưa đáp ứng đủ nhà cho công nhân.)
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước tại các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II thì phải là nhà chung cư; không khống chế số tầng; tiêu chuẩn thiết kế diện tích sàn mỗi căn hộ chung cư tối thiểu là 30m2, tối đa không quá 70 m2.
Nghị quyết cũng cho phép chủ đầu tư áp dụng thí điểm việc thiết kế diện tích sàn mỗi căn hộ chung cư tối thiểu là 25 m2, tối đa đến 90 m2 và nhà ở riêng lẻ hoặc nhà ở liền kề thấp tầng tại các đô thị loại I và loại II, nhưng phải có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản chấp thuận đầu tư hoặc phê duyệt dự án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư dự án, Bộ Xây dựng phải gửi ý kiến trả lời bằng văn bản.
Giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tính đủ các chi phí để thu hồi vốn, kể cả lãi vay và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư.
Nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội được huy động từ Quỹ phát triển nhà ở của địa phương, tiền sử dụng đất trên địa bàn; vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Trung ương; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA…
Sơn Bách (Vietnam+)