Nhằm cụ thể hóa Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị của phần lớn các huyện đảo của Việt Nam, trong đó có huyện đảo Côn Đảo của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Vì vậy, theo giáo sư-tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, ngay từ bây giờ cần phải đặt ra nhiệm vụ phát triển các đô thị tại các hải đảo trở thành đô thị sinh thái, đô thị bền vững môi trường dựa theo hệ thống các tiêu chí mà Hiệp định Môi trường Đô thị của Liên hợp quốc - 2005 đã đặt ra.
Theo đó, giáo sư-tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng đã đề xuất một số giải pháp quy hoạch phát triển đô thị du lịch Côn Đảo.
Huyện đảo Côn Đảo có 16 đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích 75,15km2. Trong đó diện tích đảo Côn Sơn 51,52km2, Vườn Quốc gia Côn Đảo 14.000ha mặt biển; 6.000ha rừng, chiếm 83.7% đất tự nhiên. Tài nguyên nước ngọt có trữ lượng khai thác khoảng 5.000m3/ngày đêm; tài nguyên sinh vật gồm bò biển (Dugong), cỏ biển 600ha, rạn san hô 1.000ha, rùa biển (có một trong hai bãi rùa đẻ của toàn quốc).
Mục tiêu chiến lược phát triển huyện Côn Đảo đã được Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác định rõ, đó là phát triển Côn Đảo trở thành đô thị du lịch-dịch vụ biển có chất lượng cao, đặc sắc, tầm cỡ quốc gia và quốc tế, có kết cấu hạ tầng hiện đại, bảo vệ và phát huy giá trị của Vườn Quốc gia, các di tích lịch sử, văn hóa, đồng thời đảm nhận được vai trò đảm bảo an ninh-quốc phòng ở vùng biển phía Đông Nam của Tổ quốc.
Do đó, để thực hiện quy hoạch phát triển Côn Đảo đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Dự án xây dựng Đề án bảo vệ môi trường Côn Đảo của Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trước hết, cần giảm chỉ tiêu quy hoạch dân số và khách du lịch của Côn Đảo cho phù hợp với khả năng, sức chứa của tài nguyên và môi trường ở đây. Bởi theo Đề án phát triển kinh tế-xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020, chỉ tiêu tổng dân số lên đến 50.000 dân, chỉ tiêu khách du lịch khoảng 500.000-700.000 lượt người là rất cao, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững của huyện đảo.
Về quy hoạch sử dụng đất, do quỹ đất ở Côn Đảo có hạn nên phương châm chủ đạo là sử dụng hết sức tiết kiệm, chỉ ưu tiên dành cho các công trình phục vụ du lịch, bảo tồn cảnh quan; đồng thời loại bỏ việc canh tác lúa để trồng các loại rau xanh, cây ăn quả và cây cảnh; đi đôi với áp dụng phương pháp tưới cây nhỏ giọt tiết kiệm nguồn nước; kiên quyết loại bỏ xây dựng sân golf vì chiếm nhiều diện tích đất, lại tiêu tốn nhiều nước và gây ô nhiễm môi trường, cũng như không quy hoạch xây dựng tuyến đường ô tô bao quanh Tây Bắc đảo Côn Sơn, vì có thể gây tác hại đến hệ sinh thái rừng và môi trường sinh thái biển.
Trước mắt, cần di chuyển Trạm phát điện diesed tại chợ Côn Đảo ra khỏi khu dân cư và tập trung vào Trạm phát điện An Hội; đẩy nhanh tiến độ thực thi dự án đầu tư điện gió do Tập đoàn Aerogic đầu tư tại Mũi Con Chim. Trong tương lai có thể phát điện gió ở các hòn đảo lân cận như đảo Hòn Bà, đảo Hòn Bảy Cạnh, đảo Hòn Cau; nghiên cứu phương án xây dựng Trạm phát điện bằng thủy triều ở bờ biển Đông Bắc của đảo Côn Sơn - vịnh Đầm Tre; tập trung tất cả các cơ sở sản xuất nước đá và chế biến hải sản, các cơ sở công nghiệp khác vào Cụm công nghiệp Bến Đầm.
Đặc biệt, để đảm bảo nguồn nước ngọt cho Côn Đảo, nên nâng cao bờ hoặc mở rộng dung tích các hồ chứa nước ngọt hiện có; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nhằm tăng diện tích xây thêm các hồ, ao chứa nước mới; mặt khác tận dụng các phương tiện chứa nước mưa phân tán với quy mô khác nhau như bể chứa nổi, bể chứa ngầm; tái sử dụng nước thải để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trong quy hoạch xây dựng đô thị du lịch Côn Đảo cũng cần tính đến việc thích ứng với nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra. Chẳng hạn như không nên xây dựng các công trình ở rẻo đất thấp ven bờ biển ở tất cả các đảo, độ cao nền công trình phải cao từ 4m trở lên so với mực nước biển. Bên cạnh đó, xúc tiến nghiên cứu dự báo các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học, để có các biện pháp ứng phó phù hợp đối với hệ sinh thái biển; đồng thời tổ chức tốt các hoạt động phòng chống bão tố, cứu hộ; xây dựng các khu vực tránh bão an toàn cho các tàu, thuyền đánh bắt hải sản, du lịch, giao thông vận tải và dịch vụ nơi đây./.
Vì vậy, theo giáo sư-tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, ngay từ bây giờ cần phải đặt ra nhiệm vụ phát triển các đô thị tại các hải đảo trở thành đô thị sinh thái, đô thị bền vững môi trường dựa theo hệ thống các tiêu chí mà Hiệp định Môi trường Đô thị của Liên hợp quốc - 2005 đã đặt ra.
Theo đó, giáo sư-tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng đã đề xuất một số giải pháp quy hoạch phát triển đô thị du lịch Côn Đảo.
Huyện đảo Côn Đảo có 16 đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích 75,15km2. Trong đó diện tích đảo Côn Sơn 51,52km2, Vườn Quốc gia Côn Đảo 14.000ha mặt biển; 6.000ha rừng, chiếm 83.7% đất tự nhiên. Tài nguyên nước ngọt có trữ lượng khai thác khoảng 5.000m3/ngày đêm; tài nguyên sinh vật gồm bò biển (Dugong), cỏ biển 600ha, rạn san hô 1.000ha, rùa biển (có một trong hai bãi rùa đẻ của toàn quốc).
Mục tiêu chiến lược phát triển huyện Côn Đảo đã được Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác định rõ, đó là phát triển Côn Đảo trở thành đô thị du lịch-dịch vụ biển có chất lượng cao, đặc sắc, tầm cỡ quốc gia và quốc tế, có kết cấu hạ tầng hiện đại, bảo vệ và phát huy giá trị của Vườn Quốc gia, các di tích lịch sử, văn hóa, đồng thời đảm nhận được vai trò đảm bảo an ninh-quốc phòng ở vùng biển phía Đông Nam của Tổ quốc.
Do đó, để thực hiện quy hoạch phát triển Côn Đảo đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Dự án xây dựng Đề án bảo vệ môi trường Côn Đảo của Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trước hết, cần giảm chỉ tiêu quy hoạch dân số và khách du lịch của Côn Đảo cho phù hợp với khả năng, sức chứa của tài nguyên và môi trường ở đây. Bởi theo Đề án phát triển kinh tế-xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020, chỉ tiêu tổng dân số lên đến 50.000 dân, chỉ tiêu khách du lịch khoảng 500.000-700.000 lượt người là rất cao, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững của huyện đảo.
Về quy hoạch sử dụng đất, do quỹ đất ở Côn Đảo có hạn nên phương châm chủ đạo là sử dụng hết sức tiết kiệm, chỉ ưu tiên dành cho các công trình phục vụ du lịch, bảo tồn cảnh quan; đồng thời loại bỏ việc canh tác lúa để trồng các loại rau xanh, cây ăn quả và cây cảnh; đi đôi với áp dụng phương pháp tưới cây nhỏ giọt tiết kiệm nguồn nước; kiên quyết loại bỏ xây dựng sân golf vì chiếm nhiều diện tích đất, lại tiêu tốn nhiều nước và gây ô nhiễm môi trường, cũng như không quy hoạch xây dựng tuyến đường ô tô bao quanh Tây Bắc đảo Côn Sơn, vì có thể gây tác hại đến hệ sinh thái rừng và môi trường sinh thái biển.
Trước mắt, cần di chuyển Trạm phát điện diesed tại chợ Côn Đảo ra khỏi khu dân cư và tập trung vào Trạm phát điện An Hội; đẩy nhanh tiến độ thực thi dự án đầu tư điện gió do Tập đoàn Aerogic đầu tư tại Mũi Con Chim. Trong tương lai có thể phát điện gió ở các hòn đảo lân cận như đảo Hòn Bà, đảo Hòn Bảy Cạnh, đảo Hòn Cau; nghiên cứu phương án xây dựng Trạm phát điện bằng thủy triều ở bờ biển Đông Bắc của đảo Côn Sơn - vịnh Đầm Tre; tập trung tất cả các cơ sở sản xuất nước đá và chế biến hải sản, các cơ sở công nghiệp khác vào Cụm công nghiệp Bến Đầm.
Đặc biệt, để đảm bảo nguồn nước ngọt cho Côn Đảo, nên nâng cao bờ hoặc mở rộng dung tích các hồ chứa nước ngọt hiện có; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nhằm tăng diện tích xây thêm các hồ, ao chứa nước mới; mặt khác tận dụng các phương tiện chứa nước mưa phân tán với quy mô khác nhau như bể chứa nổi, bể chứa ngầm; tái sử dụng nước thải để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trong quy hoạch xây dựng đô thị du lịch Côn Đảo cũng cần tính đến việc thích ứng với nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra. Chẳng hạn như không nên xây dựng các công trình ở rẻo đất thấp ven bờ biển ở tất cả các đảo, độ cao nền công trình phải cao từ 4m trở lên so với mực nước biển. Bên cạnh đó, xúc tiến nghiên cứu dự báo các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học, để có các biện pháp ứng phó phù hợp đối với hệ sinh thái biển; đồng thời tổ chức tốt các hoạt động phòng chống bão tố, cứu hộ; xây dựng các khu vực tránh bão an toàn cho các tàu, thuyền đánh bắt hải sản, du lịch, giao thông vận tải và dịch vụ nơi đây./.
Văn Hào (TTXVN)