Tuyên bố và chương trình hành động của Nhóm đối thoại Việt-Mỹ tại cuộc họp Hội đồng tư vấn hỗn hợp Việt-Mỹ về chất da cam/dioxin (JAC) lần thứ 7, tổ chức ngày 20/9 tại Hà Nội khẳng định đến năm 2020, hậu quả chất độc da cam/dioxin sẽ được xử lý cơ bản.
Theo dự kiến, năm năm tới là thời kỳ hoạt động cao điểm và năm 2012 là một năm then chốt, mở đầu bằng việc thanh toán chất dioxin gây nhiễm đất ở sân bay Đà Nẵng. Đồng thời, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng tăng cường giải quyết những nhu cầu của người khuyết tật do chất độc này gây ra, kể cả những người khuyết tật vì nguyên nhân khác.
Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (Ban Chỉ đạo 33) cho biết Nhóm đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin là một ban vận động của hai quốc gia Việt Nam và Mỹ, bao gồm các cá nhân, nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách cùng hoạt động, nhằm thu hút sự chú ý hơn nữa đối với vấn đề chất độc da cam và huy động nguồn lực để giải quyết hậu quả do chất độc này gây ra tại Việt Nam.
Tại cuộc họp đầu tiên vào tháng 2/2007, Nhóm đối thoại đã thông qua cách tiếp cận để giải quyết hậu quả chất độc da cam qua một loạt các hoạt động nhân đạo do Việt Nam và Mỹ hợp tác tiến hành.
Tính đến năm 2011, Nhóm đối thoại Việt-Mỹ đã huy động được 91 triệu USD từ các nguồn khác nhau, sử dụng vào việc tẩy độc các điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát, trong đó có 1/3 tổng số tiền được phân bổ cho các chương trình y tế và khuyết tật ở 8 tỉnh, đem lại lợi ích cho khoảng 20.000 người khuyết tật.
[Mỹ lần đầu trực tiếp tham gia xử lý chất độc dioxin]
Những hoạt động tích cực của các thành viên trong Nhóm đối thoại đã và đang tạo ra những chuyển biến lớn trong tiến trình giải quyết hậu quả do chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
Tiêu biểu như ngày 22/12/2011, Tổng thống Mỹ Obama đã ký Đạo luật phân bổ ngân sách tổng hợp năm 2012, phân bổ 20 triệu USD giải quyết vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam, trong đó dành 15 triệu USD khắc phục hoàn toàn điểm nóng dioxin tại sân bay Đà Nẵng; 5 triệu USD đầu tư cho chương trình y tế/khuyết tật tại những nơi từng là mục tiêu của chất độc da cam, hoặc những vùng hiện vẫn bị nhiễm chất độc này.
Năm 2011, Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết đầu tư 28 tỷ đồng (tương đương 1,3 triệu USD) vào dự án Làng Hữu nghị để chăm sóc người khuyết tật liên quan đến chất độc da cam/dioxin. Các tổ chức phi chính phủ và nhiều cá nhân đã đến thăm Làng và đóng góp thêm 25.000 USD vào dự án này.
Cho đến nay, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đã bước đầu xác định được 28 điểm nóng tiềm tàng dioxin, trong đó có 3 điểm là Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát cần giảm nhẹ ngay hoặc tẩy sạch.
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công công nghệ tẩy độc bằng biện pháp sinh học tại sân bay Đà Nẵng, sau đó áp dụng những thử nghiệm này trên quy mô rộng hơn tại Biên Hòa, mang lại hiệu quả đáng kể.
Từ năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã đề ra những kế hoạch cụ thể đối phó với tàn dư của chất độc da cam/dioxin, như thành lập Ủy ban thuộc Bộ Y tế tiến hành công tác đánh giá tác động của chất độc này đối với con người và môi trường tự nhiên.
Tiếp đó, năm 1999, Ban Chỉ đạo 33 được thành lập nhằm chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả chất độc này. Chính phủ đã đầu tư 6,25 triệu USD để tẩy độc dioxin và mỗi năm trợ cấp 50 triệu USD cho những người khuyết tật do chất độc da cam/dioxin gây ra.
Để phấn đấu đến năm 2020 sẽ xử lý cơ bản hậu quả chất độc da cam/dioxin, Ban Chỉ đạo 33 đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia trình Chính phủ xem xét phê duyệt. Kế hoạch gồm 5 nội dung: Tẩy độc các điểm nóng dioxin; ngăn chặn việc người dân bị tiếp tục phơi nhiễm dioxin; hỗ trợ người dân sống gần các điểm nóng dioxin; nâng cấp các dịch vụ cho người khuyết tật và tiến hành nghiên cứu dài hạn./.
Theo dự kiến, năm năm tới là thời kỳ hoạt động cao điểm và năm 2012 là một năm then chốt, mở đầu bằng việc thanh toán chất dioxin gây nhiễm đất ở sân bay Đà Nẵng. Đồng thời, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng tăng cường giải quyết những nhu cầu của người khuyết tật do chất độc này gây ra, kể cả những người khuyết tật vì nguyên nhân khác.
Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (Ban Chỉ đạo 33) cho biết Nhóm đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin là một ban vận động của hai quốc gia Việt Nam và Mỹ, bao gồm các cá nhân, nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách cùng hoạt động, nhằm thu hút sự chú ý hơn nữa đối với vấn đề chất độc da cam và huy động nguồn lực để giải quyết hậu quả do chất độc này gây ra tại Việt Nam.
Tại cuộc họp đầu tiên vào tháng 2/2007, Nhóm đối thoại đã thông qua cách tiếp cận để giải quyết hậu quả chất độc da cam qua một loạt các hoạt động nhân đạo do Việt Nam và Mỹ hợp tác tiến hành.
Tính đến năm 2011, Nhóm đối thoại Việt-Mỹ đã huy động được 91 triệu USD từ các nguồn khác nhau, sử dụng vào việc tẩy độc các điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát, trong đó có 1/3 tổng số tiền được phân bổ cho các chương trình y tế và khuyết tật ở 8 tỉnh, đem lại lợi ích cho khoảng 20.000 người khuyết tật.
[Mỹ lần đầu trực tiếp tham gia xử lý chất độc dioxin]
Những hoạt động tích cực của các thành viên trong Nhóm đối thoại đã và đang tạo ra những chuyển biến lớn trong tiến trình giải quyết hậu quả do chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
Tiêu biểu như ngày 22/12/2011, Tổng thống Mỹ Obama đã ký Đạo luật phân bổ ngân sách tổng hợp năm 2012, phân bổ 20 triệu USD giải quyết vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam, trong đó dành 15 triệu USD khắc phục hoàn toàn điểm nóng dioxin tại sân bay Đà Nẵng; 5 triệu USD đầu tư cho chương trình y tế/khuyết tật tại những nơi từng là mục tiêu của chất độc da cam, hoặc những vùng hiện vẫn bị nhiễm chất độc này.
Năm 2011, Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết đầu tư 28 tỷ đồng (tương đương 1,3 triệu USD) vào dự án Làng Hữu nghị để chăm sóc người khuyết tật liên quan đến chất độc da cam/dioxin. Các tổ chức phi chính phủ và nhiều cá nhân đã đến thăm Làng và đóng góp thêm 25.000 USD vào dự án này.
Cho đến nay, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đã bước đầu xác định được 28 điểm nóng tiềm tàng dioxin, trong đó có 3 điểm là Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát cần giảm nhẹ ngay hoặc tẩy sạch.
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công công nghệ tẩy độc bằng biện pháp sinh học tại sân bay Đà Nẵng, sau đó áp dụng những thử nghiệm này trên quy mô rộng hơn tại Biên Hòa, mang lại hiệu quả đáng kể.
Từ năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã đề ra những kế hoạch cụ thể đối phó với tàn dư của chất độc da cam/dioxin, như thành lập Ủy ban thuộc Bộ Y tế tiến hành công tác đánh giá tác động của chất độc này đối với con người và môi trường tự nhiên.
Tiếp đó, năm 1999, Ban Chỉ đạo 33 được thành lập nhằm chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả chất độc này. Chính phủ đã đầu tư 6,25 triệu USD để tẩy độc dioxin và mỗi năm trợ cấp 50 triệu USD cho những người khuyết tật do chất độc da cam/dioxin gây ra.
Để phấn đấu đến năm 2020 sẽ xử lý cơ bản hậu quả chất độc da cam/dioxin, Ban Chỉ đạo 33 đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia trình Chính phủ xem xét phê duyệt. Kế hoạch gồm 5 nội dung: Tẩy độc các điểm nóng dioxin; ngăn chặn việc người dân bị tiếp tục phơi nhiễm dioxin; hỗ trợ người dân sống gần các điểm nóng dioxin; nâng cấp các dịch vụ cho người khuyết tật và tiến hành nghiên cứu dài hạn./.
Văn Hào (TTXVN)