Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 18% dân số là người cao tuổi.
Số liệu trên được đưa ra tại Hội thảo Quốc tế về Hỗ trợ chăm sóc và phúc lợi xã hội cho người già và người tàn tật, do trường Trung cấp Quang Trung phối hợp với Hiệp hội Chăm sóc và Phúc lợi Xã hội cho người già và người tàn tật châu Á của Nhật Bản tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/8.
Tại hội thảo, thạc sĩ Trần Thanh Thạo, Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp Quang Trung, dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ dân số cao tuổi của Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn được gọi là “thời kỳ già hóa dân số” sau năm 2017 và trong 2 thập kỷ tiếp theo sẽ bước vào giai đoạn “dân số già.”
Cũng theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia Người cao tuổi Việt Nam đến năm 2050, 30% dân số Việt Nam là người cao tuổi.
Ở Việt Nam, hầu hết người cao tuổi đều sống ở nông thôn với tỷ lệ 81,2%, chỉ có 18,8% sống ở thành thị; 16-17% người cao tuổi có lương hưu và số được hưởng trợ cấp rất ít. Một cuộc điều tra sức khỏe người cao tuổi mới đây cho thấy có tới 95% người già có bệnh tật; trong đó có khoảng 55% người mắc bệnh kinh niên mãn tính, đau ốm thường xuyên.
Người già có sức khỏe khá và tốt chỉ chiếm 5,7%, số người có sức khỏe kém là 22,9%. Vì thế, công tác chăm sóc sức khỏe cho người già và xu hướng gia tăng dân số người già đang là những thách thức lớn trong việc chuẩn bị nguồn lực để đón nhận số lượng dân số cao tuổi ngày càng tăng.
Để cải thiện và nâng cao cuộc sống của người cao tuổi, các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng, nhà nước, các tổ chức xã hội, từ thiện cần quan tâm, chăm sóc hơn nữa đối với đối tượng này (chỉ 33,7% người già nhận được sự giúp đỡ thường xuyên từ phía cộng đồng xã hội); đa dạng hóa các hoạt động xã hội nhằm hướng đến xây dựng những mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau, tránh để cuộc sống của người già rơi vào sự cô đơn.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cần được hưởng nhiều chính sách xã hội hơn nữa như việc tiêu dùng hằng ngày, giảm 15% giá vé các loại hình dịch vụ (du lịch, giao thông, giải trí,…). Một số ý kiến cho rằng việc duy trì truyền thống gia đình của người Việt là rất quan trọng, nếu thực hiện được điều này, người già sẽ được chăm sóc tốt hơn bởi người thân./.
Số liệu trên được đưa ra tại Hội thảo Quốc tế về Hỗ trợ chăm sóc và phúc lợi xã hội cho người già và người tàn tật, do trường Trung cấp Quang Trung phối hợp với Hiệp hội Chăm sóc và Phúc lợi Xã hội cho người già và người tàn tật châu Á của Nhật Bản tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/8.
Tại hội thảo, thạc sĩ Trần Thanh Thạo, Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp Quang Trung, dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ dân số cao tuổi của Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn được gọi là “thời kỳ già hóa dân số” sau năm 2017 và trong 2 thập kỷ tiếp theo sẽ bước vào giai đoạn “dân số già.”
Cũng theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia Người cao tuổi Việt Nam đến năm 2050, 30% dân số Việt Nam là người cao tuổi.
Ở Việt Nam, hầu hết người cao tuổi đều sống ở nông thôn với tỷ lệ 81,2%, chỉ có 18,8% sống ở thành thị; 16-17% người cao tuổi có lương hưu và số được hưởng trợ cấp rất ít. Một cuộc điều tra sức khỏe người cao tuổi mới đây cho thấy có tới 95% người già có bệnh tật; trong đó có khoảng 55% người mắc bệnh kinh niên mãn tính, đau ốm thường xuyên.
Người già có sức khỏe khá và tốt chỉ chiếm 5,7%, số người có sức khỏe kém là 22,9%. Vì thế, công tác chăm sóc sức khỏe cho người già và xu hướng gia tăng dân số người già đang là những thách thức lớn trong việc chuẩn bị nguồn lực để đón nhận số lượng dân số cao tuổi ngày càng tăng.
Để cải thiện và nâng cao cuộc sống của người cao tuổi, các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng, nhà nước, các tổ chức xã hội, từ thiện cần quan tâm, chăm sóc hơn nữa đối với đối tượng này (chỉ 33,7% người già nhận được sự giúp đỡ thường xuyên từ phía cộng đồng xã hội); đa dạng hóa các hoạt động xã hội nhằm hướng đến xây dựng những mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau, tránh để cuộc sống của người già rơi vào sự cô đơn.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cần được hưởng nhiều chính sách xã hội hơn nữa như việc tiêu dùng hằng ngày, giảm 15% giá vé các loại hình dịch vụ (du lịch, giao thông, giải trí,…). Một số ý kiến cho rằng việc duy trì truyền thống gia đình của người Việt là rất quan trọng, nếu thực hiện được điều này, người già sẽ được chăm sóc tốt hơn bởi người thân./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)