Đến năm 2022, nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn chỉ còn 30%

Bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.
Đến năm 2022, nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn chỉ còn 30% ảnh 1Giao dịch tại ngân hàng. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đáng chú ý, nhà điều hành tiếp tục siết mạnh với cho vay bất động sản khi chính thức đưa ra lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.

Cụ thể, từ 1/1/2020-30/9/2020 tỷ lệ này là 40%; từ 1/10/2020-30/9/2020 là 37%; từ 1/10/2021-30/9/2022 là 34% và kể từ 1/10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%.

[Vốn cho dự án BOT: Siết chặt việc thẩm định các dự án vay]

Đặc biệt, bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Cũng theo thông tư trên, tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; từng ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ 9%.

Bệnh cạnh đó, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41 phải gửi văn bản đến Ngân hàng Nhà nước trước ngày 1/1/2020 nêu rõ lý do tiếp tục thực hiện tỷ lệ an toàn vốn và giải pháp, lộ trình để đảm bảo tuân thủ Thông tư 41 chậm nhất kể từ ngày 1/1/2023.

Thông tư 22 này sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục