Di dời thành công hai cá thể voọc về VQG Cát Bà

Hai cá thể voọc bị cô lập tại đảo Đồng Công nhiều năm đã được di dời thành công tới khu vực bảo vệ của Vườn quốc gia Cát Bà.
Ngày 11/11, Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà đã di dời thành công hai cá thể voọc cái từ khu vực gần đảo Đồng Công tới khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Cát Bà.

Voọc được bắt tại một trong các hang ngủ của chúng và bị bắn thuốc mê bởi một bác sỹ thú y nhiều kinh nghiệm chuyên về động vật hoang dã đã phải leo lên cửa hang cao 15m. Sau đó chúng được chuyển từ hang xuống bằng một cái giỏ cho một bác sỹ kiểm tra sức khỏe của chúng, thu thập mẫu để kiểm tra và lắp thiết bị GPS đeo cổ để giám sát chúng trong tương lai.

Tiếp đó chúng được chuyển sang chiếc thuyền nhỏ để băng qua một đầm nuôi tôm tới khu vực của xuồng cao tốc rồi chuyển chúng qua khu vực biển xung quanh đảo tới khu vực thả. Ở đó, chúng được thả vào một chiếc lồng lớn đã được dựng sẵn.

Sức khỏe của voọc được giám sát bởi các bác sỹ thú y và khi thấy nó trong điều kiện sức khỏe tốt thì quyết định thả ngay lập tức.

Thiết bị GPS đeo cổ sẽ cho phép các nhà khoa học thu thập thông tin về sự di chuyển, thói quen và sự sinh sản của voọc trong khoảng 2 năm.

Những cá thể voọc này đã bị cô lập tại đảo Đồng Công trong nhiều năm khi mà rừng ngập mặn được sử dụng như một chiếc cầu nối tự nhiên tới đảo chính bị phá hủy để làm đầm nuôi tôm. Từ khi không còn cá thể đực nào trên đảo này chúng đã không thể sinh sản. Hy vọng rằng hiện tại chúng đang ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt nơi có các cá thể đực sinh sống thì chúng có thể bắt đầu sinh sản.

Kế hoạch này đã được thiết lập trong gần 10 năm và được chấp nhận bởi các cơ quan chức năng Việt Nam và năm 2010.

Di dời động vật là một công cụ phổ biến được sử dụng trong bảo tồn để bảo vệ các loài động vật nguy cấp nghiêm trọng khỏi sự tuyệt chủng. Mặc dù chúng có thể khó khăn, phức tạp và tốn kém thỉnh thoảng nó còn là giải pháp duy nhất./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục