Ngày 22/5, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng và lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đồng chủ trì buổi làm việc.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố, Hà Nội luôn coi trọng kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng; xác định đầy đủ nội dung quốc phòng-an ninh trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các quy hoạch, kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, các lĩnh vực đều thực hiện nghiêm túc Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành Quy chế kết hợp kinh tế-xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ.
Hàng năm, thành phố hoàn thành nghiêm túc chỉ tiêu diễn tập phòng thủ 20% cấp quận, huyện, thị xã và diễn tập chiến đấu trị an 20% cấp xã, phường, thị trấn. Đồng thời, thành phố cũng làm tốt việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và các chính sách mới với quân nhân phục viên, xuất ngũ, làm nhiệm vụ quốc tế và bảo vệ Tổ quốc.
Liên quan đến công tác bàn giao, tiếp nhận Khu du tích thành cổ Hà Nội, ngay sau khi tiếp nhận diện tích nhà, đất do Bộ Quốc phòng bàn giao từng phần từ năm 2008, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng mà đại diện quản lý Khu di tích là Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội triển khai công tác lập hồ sơ, đề nghị xếp hạng di tích Quốc gia, di tích Quốc gia đặc biệt, đề nghị UNESCO công nhận Khu di sản văn hóa thế giới.
Thành phố đã tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu giá trị khu di tích, chỉnh trang, mở cửa đón khách tham quan trong nước và nước ngoài tới tham khu di tích với số lượng khách đặc biệt lớn trong 2 đợt: Đợt 1 vào tháng 10/2004, kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Thủ đô, khi mới tiếp nhận khu vực Điện Kính Thiên từ Bộ Quốc phòng và chính thức mở cửa Khu di tích cho nhân dân vào tham quan; đợt 2 vào tháng 10/2010, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Khu di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Hiện nay thành phố đang chỉ đạo các cơ quan chức năng kết hợp với các chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài để nghiên cứu, lập quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích nằm trong tổng thể Khu trung tâm chính trị Ba Đình. Hà Nội cũng đã hỗ trợ kinh phí cho Bộ Quốc phòng sửa chữa, cải tạo các khu doanh trại để phục vụ di chuyển tạm các đơn vị...
Phát biểu tại buổi làm việc, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết, hiện trên địa bàn Thủ đô có trên 300 đơn vị đóng quân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, phòng chống thiên tai, lũ lụt, tham gia phát triển kinh tế. Bộ Quốc phòng và thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khôi phục, tu bổ, tôn tạo và thống nhất quản lý Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long.
Một số đơn vị đã di chuyển ra khỏi Khu Hoàng Thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập hồ sơ đề nghị và đã được UNESCO công nhận Khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long là Di sản Văn hóa Thế giới trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Để thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ với UNESCO về nhất thể hóa quản lý Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội, trong tháng 6 tới, Bộ Quốc phòng sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng Khu di tích Thành cổ cho thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, sẽ phối hợp với thành phố hoàn thành các dự án hiện nay Hà Nội đang thực hiện như dự án đường Văn Cao-Hồ Tây, dự án cầu Nhật Tân, dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, thời gian qua, Bộ Quốc phòng và thành phố Hà Nội đã phối hợp rất tích cực trong việc thực hiện công tác quốc phòng gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và quản lý đô thị, triển khai các công trình trọng điểm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử Thủ đô.
Thành phố Hà Nội sẽ quản lý và phát huy tốt giá trị di sản văn hóa thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long sau khi Bộ Quốc phòng bàn giao toàn bộ khu vực này. Đồng thời, sẽ cùng với Bộ Quốc phòng lựa chọn phương án tối ưu có thể nhằm tháo gỡ khó khăn trong cơ chế chính sách, giá đền bù giải phóng mặt bằng đối với những dự án phục vụ dân sinh, cũng như những dự án mà Bộ Quốc phòng đang và sẽ triển khai trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ thành lập đoàn công tác gồm các thành viên trực tiếp là lãnh đạo thành phố và Bộ Quốc phòng giải quyết các dự án quan trọng như dự án đường Văn Cao và các dự án khác còn đang vướng mắc./.
Ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đồng chủ trì buổi làm việc.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố, Hà Nội luôn coi trọng kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng; xác định đầy đủ nội dung quốc phòng-an ninh trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các quy hoạch, kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, các lĩnh vực đều thực hiện nghiêm túc Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành Quy chế kết hợp kinh tế-xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ.
Hàng năm, thành phố hoàn thành nghiêm túc chỉ tiêu diễn tập phòng thủ 20% cấp quận, huyện, thị xã và diễn tập chiến đấu trị an 20% cấp xã, phường, thị trấn. Đồng thời, thành phố cũng làm tốt việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và các chính sách mới với quân nhân phục viên, xuất ngũ, làm nhiệm vụ quốc tế và bảo vệ Tổ quốc.
Liên quan đến công tác bàn giao, tiếp nhận Khu du tích thành cổ Hà Nội, ngay sau khi tiếp nhận diện tích nhà, đất do Bộ Quốc phòng bàn giao từng phần từ năm 2008, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng mà đại diện quản lý Khu di tích là Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội triển khai công tác lập hồ sơ, đề nghị xếp hạng di tích Quốc gia, di tích Quốc gia đặc biệt, đề nghị UNESCO công nhận Khu di sản văn hóa thế giới.
Thành phố đã tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu giá trị khu di tích, chỉnh trang, mở cửa đón khách tham quan trong nước và nước ngoài tới tham khu di tích với số lượng khách đặc biệt lớn trong 2 đợt: Đợt 1 vào tháng 10/2004, kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Thủ đô, khi mới tiếp nhận khu vực Điện Kính Thiên từ Bộ Quốc phòng và chính thức mở cửa Khu di tích cho nhân dân vào tham quan; đợt 2 vào tháng 10/2010, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Khu di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Hiện nay thành phố đang chỉ đạo các cơ quan chức năng kết hợp với các chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài để nghiên cứu, lập quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích nằm trong tổng thể Khu trung tâm chính trị Ba Đình. Hà Nội cũng đã hỗ trợ kinh phí cho Bộ Quốc phòng sửa chữa, cải tạo các khu doanh trại để phục vụ di chuyển tạm các đơn vị...
Phát biểu tại buổi làm việc, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết, hiện trên địa bàn Thủ đô có trên 300 đơn vị đóng quân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, phòng chống thiên tai, lũ lụt, tham gia phát triển kinh tế. Bộ Quốc phòng và thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khôi phục, tu bổ, tôn tạo và thống nhất quản lý Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long.
Một số đơn vị đã di chuyển ra khỏi Khu Hoàng Thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập hồ sơ đề nghị và đã được UNESCO công nhận Khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long là Di sản Văn hóa Thế giới trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Để thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ với UNESCO về nhất thể hóa quản lý Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội, trong tháng 6 tới, Bộ Quốc phòng sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng Khu di tích Thành cổ cho thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, sẽ phối hợp với thành phố hoàn thành các dự án hiện nay Hà Nội đang thực hiện như dự án đường Văn Cao-Hồ Tây, dự án cầu Nhật Tân, dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, thời gian qua, Bộ Quốc phòng và thành phố Hà Nội đã phối hợp rất tích cực trong việc thực hiện công tác quốc phòng gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và quản lý đô thị, triển khai các công trình trọng điểm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử Thủ đô.
Thành phố Hà Nội sẽ quản lý và phát huy tốt giá trị di sản văn hóa thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long sau khi Bộ Quốc phòng bàn giao toàn bộ khu vực này. Đồng thời, sẽ cùng với Bộ Quốc phòng lựa chọn phương án tối ưu có thể nhằm tháo gỡ khó khăn trong cơ chế chính sách, giá đền bù giải phóng mặt bằng đối với những dự án phục vụ dân sinh, cũng như những dự án mà Bộ Quốc phòng đang và sẽ triển khai trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ thành lập đoàn công tác gồm các thành viên trực tiếp là lãnh đạo thành phố và Bộ Quốc phòng giải quyết các dự án quan trọng như dự án đường Văn Cao và các dự án khác còn đang vướng mắc./.
Thanh Bình (TTXVN)