Tỷ lệ phim nước ngoài chiếu rạp đang áp đảo phim Việt với gần 80%. Thực trạng đáng buồn này cho thấy phim Việt đang dần thất thế tại chính thị trường của mình.
Câu hỏi đặt ra với các nhà quản lý liệu có phải khán giả đang quay lưng lại với nền điện ảnh nước nhà? Mong muốn có thêm dữ liệu cần thiết để đánh giá đúng thực trạng qua đó tìm ra giải pháp trước mắt, lâu dài cho ngành điện ảnh, là chủ đề mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các hãng phim, cơ quan, công ty phát hành khắp cả nước đang quan tâm tìm lối thoát.
Phim Việt khó khăn trong phổ biến, phát hành
Theo khảo sát gần đây nhất của Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 70% khán giả đến xem phim ở các thành phố lớn ở độ tuổi từ 15-35, chỉ thích xem các phim giải trí, thậm chí là phim "tầm phào," hài hước, ít quan tâm tới các phim có giá trị, phim chính thống của Việt Nam.
Tiến sỹ Ngô Phương Lan, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam cho biết thời hoàng kim của điện ảnh Việt Nam đã qua khi Nhà nước không còn bao cấp và độc quyền phát hành, phổ biến phim thông qua Công ty Xuất nhập khẩu và Phát hành phim Việt Nam (Fafim Việt Nam).
Từ năm 2009 đến nay, Fafim Việt Nam không nhập được một phim chiếu rạp nào và cũng không phát hành phim Việt Nam, mọi hoạt động nghề nghiệp bị đình trệ. Hệ thống rạp do Nhà nước quản lý xuống cấp, doanh thu không đủ bù chi phí. Do không có nguồn phim để chiếu, đa số các rạp chỉ hoạt động cầm chừng, một số rạp lại chuyển đổi mục đích sử dụng.
Bà Lan cũng cho biết từng bước tiến tới mục tiêu củng cố, phát triển điện ảnh dân tộc, nhà nước đã có nhiều chính sách, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quản lý nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động văn hóa đặc thù này như Nghị định số 48/1995/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động điện ảnh; Nghị định 87/CP vể tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng... ; các văn bản pháp quy của Bộ Văn hóa-Thông tin (cũ) cũng hướng dẫn thực hiện chính sách đặt hàng, tài trợ đối với điện ảnh, quy định cấp 100% kinh phí cho hoạt động chiếu bóng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn hẻo lánh, hải đảo và cấp 50% kinh phí cho các vùng nông thôn.
Một chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã tạo điều kiện cho nhiều địa phương xây dựng, cải tạo rạp chiếu phim, được cấp trang thiết bị kỹ thuật với máy chiếu phim nhựa 35 ly âm thanh lập thể, cấp máy chiếu phim lưu động, máy chiếu video 100 inches cho chiếu bóng lưu động, một số tình miền núi được trang bị cơ sở lồng tiếng dân tộc...
Tuy nhiên, bà Lan cho rằng những việc làm trên hầu như chưa tạo được đột biến cho hoạt động phát hành phim Việt. Số liệu thông kê năm 2011 về phim chiếu rạp cho thấy tỷ lệ phim truyện Việt Nam sản xuất so với phim ngoại nhập chỉ đạt 16,3%. Hệ thống rạp do Nhà nước quản lý thực hiện chiếu hơn 74.000 buổi, trong đó cũng chỉ có gần 23.100 buổi chiếu phim Việt, chiếm tỷ lệ 31%. Với hệ thống rạp của các đơn vị ngoài quốc doanh, tỷ lệ chiếu phim Việt chỉ là 14,68%.
Để phim Việt vào luồng
Việt Nam hiện có 93 rạp, cụm rạp với 215 phòng chiếu trong đó Nhà nước quản lý 72 rạp gồm 104 phòng. Hệ thống rạp do Nhà nước quản lý chủ yếu là đơn lẻ, trang thiết bị lạc hậu, xuống cấp trầm trọng, hoạt động cầm chừng. Trong khi đó rạp của các công ty cổ phần, công ty tư nhân và công ty liên doanh lại có trang thiết bị hiện đại với số lượng phòng âm thanh lập thể, phòng kỹ thuật số nhiều hơn hẳn.
Tuy nhiên, đáng mừng được đông đảo các cơ quan phát hành phim cả nước ghi nhận là dù phim Việt ít được sản xuất, công chiếu vẫn thu hút được khá nhiều người xem, chiếm từ 31-33,33% lượng người đến rạp. Đây được coi là động lực thúc đẩy việc giúp phim Việt dần lấy lại được ưu thế tại các rạp cũng như trong lòng người hâm mộ.
Mục tiêu năm 2012 duy trì tỷ lệ buổi chiếu phim truyện Việt Nam tại rạp đạt ít nhất 20% so với tổng số buổi chiếu, phim Việt được chiếu vào khoảng thời gian từ 18-22 giờ trong ngày; đến năm 2015 đạt tỷ lệ 30% buổi chiếu phim Việt Nam tại rạp là mục tiêu dự kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho biết để thay đổi mô hình tổ chức, thực hiện chính sách phát triển điện ảnh, điều tiết nguồn phim, củng cố và phát triển đội chiếu bóng lưu động... cần được bàn thảo nhiều hơn.
Về chính sách phát triển điện ảnh, bà Ngô Phương Lan cho rằng việc xác định phát triển điện ảnh là phát triển một nền điện ảnh thống nhất, không phân biệt "điện ảnh nhà nước" hay "điện ảnh tư nhân" mới có thể huy động được sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia.
Cũng theo bà Lan, các địa phương không nên chuyển đổi mục đích các rạp chiếu bóng; nên xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các rạp chiếu bóng. Nhà nước cần đầu tư và kêu gọi xã hội hóa để xây dựng rạp, cụm rạp ở những tỉnh hiện nay chưa có rạp chiếu bóng
Bên cạnh xã hội hóa hoạt động chiếu, phổ biến phim Việt, Nhà nước cần hỗ trợ hoạt động của các đội chiếu bóng lưu động, đặc biệt ưu tiên các đội lưu động tại vùng biên giới, dân tộc thiểu số, hải đảo là ý kiến của ông Nguyễn Hữu Tuyên, giám đốc Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Đắk Lắk.
Ông Tuyên mong muốn ngành chức năng sớm phê duyệt Dự án quy hoạch ngành điện ảnh từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt thống nhất mô hình điện ảnh địa phương trong cả nước trong đó có việc rút các đội chiếu bóng lưu động trực thuộc các Phòng Văn hóa-Thông tin huyện về tỉnh và giao cho Trung tâm Điện ảnh tỉnh trực tiếp quản lý. Đây là hình thức hiệu quả thiết thực nhất trong lúc này bởi nó được chỉ đạo trực tiếp, cụ thể, có tính chuyên môn hóa nên tránh được tình trạng chỉ đạo, quản lý chung chung như hiện nay.
Cùng chung quan điểm trên, Tổng Giám đốc Fafim Việt Nam Phạm Văn Họa cho rằng cần tăng cường đầu tư để sản xuất nhiều phim Việt Nam cung ứng nhu cầu của mạng lưới và thực hiện được tỷ lệ số lượng suất chiếu phim Việt so với phim nước ngoài.
Bên cạnh đó, cũng phải định hướng được việc đối thoại, đàm phán, thương lượng giữa các chủ phim và chủ rạp nhằm hạn chế sự áp đặt, chèn ép, độc quyền trong phân phối phim; đồng thời quan tâm đến việc đầu quản lý về phân bổ (xây dựng) các rạp chiếu phim không thể buông hoàn toàn cho tư nhân và chính quyền địa phương./.
Câu hỏi đặt ra với các nhà quản lý liệu có phải khán giả đang quay lưng lại với nền điện ảnh nước nhà? Mong muốn có thêm dữ liệu cần thiết để đánh giá đúng thực trạng qua đó tìm ra giải pháp trước mắt, lâu dài cho ngành điện ảnh, là chủ đề mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các hãng phim, cơ quan, công ty phát hành khắp cả nước đang quan tâm tìm lối thoát.
Phim Việt khó khăn trong phổ biến, phát hành
Theo khảo sát gần đây nhất của Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 70% khán giả đến xem phim ở các thành phố lớn ở độ tuổi từ 15-35, chỉ thích xem các phim giải trí, thậm chí là phim "tầm phào," hài hước, ít quan tâm tới các phim có giá trị, phim chính thống của Việt Nam.
Tiến sỹ Ngô Phương Lan, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam cho biết thời hoàng kim của điện ảnh Việt Nam đã qua khi Nhà nước không còn bao cấp và độc quyền phát hành, phổ biến phim thông qua Công ty Xuất nhập khẩu và Phát hành phim Việt Nam (Fafim Việt Nam).
Từ năm 2009 đến nay, Fafim Việt Nam không nhập được một phim chiếu rạp nào và cũng không phát hành phim Việt Nam, mọi hoạt động nghề nghiệp bị đình trệ. Hệ thống rạp do Nhà nước quản lý xuống cấp, doanh thu không đủ bù chi phí. Do không có nguồn phim để chiếu, đa số các rạp chỉ hoạt động cầm chừng, một số rạp lại chuyển đổi mục đích sử dụng.
Bà Lan cũng cho biết từng bước tiến tới mục tiêu củng cố, phát triển điện ảnh dân tộc, nhà nước đã có nhiều chính sách, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quản lý nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động văn hóa đặc thù này như Nghị định số 48/1995/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động điện ảnh; Nghị định 87/CP vể tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng... ; các văn bản pháp quy của Bộ Văn hóa-Thông tin (cũ) cũng hướng dẫn thực hiện chính sách đặt hàng, tài trợ đối với điện ảnh, quy định cấp 100% kinh phí cho hoạt động chiếu bóng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn hẻo lánh, hải đảo và cấp 50% kinh phí cho các vùng nông thôn.
Một chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã tạo điều kiện cho nhiều địa phương xây dựng, cải tạo rạp chiếu phim, được cấp trang thiết bị kỹ thuật với máy chiếu phim nhựa 35 ly âm thanh lập thể, cấp máy chiếu phim lưu động, máy chiếu video 100 inches cho chiếu bóng lưu động, một số tình miền núi được trang bị cơ sở lồng tiếng dân tộc...
Tuy nhiên, bà Lan cho rằng những việc làm trên hầu như chưa tạo được đột biến cho hoạt động phát hành phim Việt. Số liệu thông kê năm 2011 về phim chiếu rạp cho thấy tỷ lệ phim truyện Việt Nam sản xuất so với phim ngoại nhập chỉ đạt 16,3%. Hệ thống rạp do Nhà nước quản lý thực hiện chiếu hơn 74.000 buổi, trong đó cũng chỉ có gần 23.100 buổi chiếu phim Việt, chiếm tỷ lệ 31%. Với hệ thống rạp của các đơn vị ngoài quốc doanh, tỷ lệ chiếu phim Việt chỉ là 14,68%.
Để phim Việt vào luồng
Việt Nam hiện có 93 rạp, cụm rạp với 215 phòng chiếu trong đó Nhà nước quản lý 72 rạp gồm 104 phòng. Hệ thống rạp do Nhà nước quản lý chủ yếu là đơn lẻ, trang thiết bị lạc hậu, xuống cấp trầm trọng, hoạt động cầm chừng. Trong khi đó rạp của các công ty cổ phần, công ty tư nhân và công ty liên doanh lại có trang thiết bị hiện đại với số lượng phòng âm thanh lập thể, phòng kỹ thuật số nhiều hơn hẳn.
Tuy nhiên, đáng mừng được đông đảo các cơ quan phát hành phim cả nước ghi nhận là dù phim Việt ít được sản xuất, công chiếu vẫn thu hút được khá nhiều người xem, chiếm từ 31-33,33% lượng người đến rạp. Đây được coi là động lực thúc đẩy việc giúp phim Việt dần lấy lại được ưu thế tại các rạp cũng như trong lòng người hâm mộ.
Mục tiêu năm 2012 duy trì tỷ lệ buổi chiếu phim truyện Việt Nam tại rạp đạt ít nhất 20% so với tổng số buổi chiếu, phim Việt được chiếu vào khoảng thời gian từ 18-22 giờ trong ngày; đến năm 2015 đạt tỷ lệ 30% buổi chiếu phim Việt Nam tại rạp là mục tiêu dự kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho biết để thay đổi mô hình tổ chức, thực hiện chính sách phát triển điện ảnh, điều tiết nguồn phim, củng cố và phát triển đội chiếu bóng lưu động... cần được bàn thảo nhiều hơn.
Về chính sách phát triển điện ảnh, bà Ngô Phương Lan cho rằng việc xác định phát triển điện ảnh là phát triển một nền điện ảnh thống nhất, không phân biệt "điện ảnh nhà nước" hay "điện ảnh tư nhân" mới có thể huy động được sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia.
Cũng theo bà Lan, các địa phương không nên chuyển đổi mục đích các rạp chiếu bóng; nên xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các rạp chiếu bóng. Nhà nước cần đầu tư và kêu gọi xã hội hóa để xây dựng rạp, cụm rạp ở những tỉnh hiện nay chưa có rạp chiếu bóng
Bên cạnh xã hội hóa hoạt động chiếu, phổ biến phim Việt, Nhà nước cần hỗ trợ hoạt động của các đội chiếu bóng lưu động, đặc biệt ưu tiên các đội lưu động tại vùng biên giới, dân tộc thiểu số, hải đảo là ý kiến của ông Nguyễn Hữu Tuyên, giám đốc Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Đắk Lắk.
Ông Tuyên mong muốn ngành chức năng sớm phê duyệt Dự án quy hoạch ngành điện ảnh từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt thống nhất mô hình điện ảnh địa phương trong cả nước trong đó có việc rút các đội chiếu bóng lưu động trực thuộc các Phòng Văn hóa-Thông tin huyện về tỉnh và giao cho Trung tâm Điện ảnh tỉnh trực tiếp quản lý. Đây là hình thức hiệu quả thiết thực nhất trong lúc này bởi nó được chỉ đạo trực tiếp, cụ thể, có tính chuyên môn hóa nên tránh được tình trạng chỉ đạo, quản lý chung chung như hiện nay.
Cùng chung quan điểm trên, Tổng Giám đốc Fafim Việt Nam Phạm Văn Họa cho rằng cần tăng cường đầu tư để sản xuất nhiều phim Việt Nam cung ứng nhu cầu của mạng lưới và thực hiện được tỷ lệ số lượng suất chiếu phim Việt so với phim nước ngoài.
Bên cạnh đó, cũng phải định hướng được việc đối thoại, đàm phán, thương lượng giữa các chủ phim và chủ rạp nhằm hạn chế sự áp đặt, chèn ép, độc quyền trong phân phối phim; đồng thời quan tâm đến việc đầu quản lý về phân bổ (xây dựng) các rạp chiếu phim không thể buông hoàn toàn cho tư nhân và chính quyền địa phương./.
Mỹ Bình (TTXVN)