Theo Chi cục Thú y Hà Nội, đến thời điểm 23/6, dịch bệnh lợn tai tại các huyện ngoại thành của Thủ đô đã cơ bản được khống chế.
Trong 10 ngày trở lại đây, toàn thành phố không phát sinh các ổ dịch mới.
Hiện tại chỉ còn một số lợn mắc bệnh tai xanh ở các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thường Tín và Mê Linh đang được điều trị tiếp tục và đều có tiến triển tốt.
Mặc dù dịch tai xanh trên địa bàn đã cơ bản được khống chế, song theo Chi cục thú y Hà Nội, thời tiết vẫn đang diễn biến rất phức tạp và khả năng từ nay đến hết mùa hè vẫn còn một số đợt nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia súc, gia cầm.
Vì vậy, các hộ chăn nuôi tuyệt đối không được chủ quan, cần chú ý vệ sinh chuồng trại, cho vật nuôi ăn đủ chất, uống đủ nước và tiêm phòng đầy đủ.
Đặc biệt, khi nhập lợn giống về để nuôi lứa mới, người chăn nuôi chỉ nên nhập giống từ những địa chỉ tin cậy, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y; sau khi nhập về nuôi phải cách ly ít nhất là 21 ngày, thấy lợn khỏe mới cho nhập chung đàn./.
Trong 10 ngày trở lại đây, toàn thành phố không phát sinh các ổ dịch mới.
Hiện tại chỉ còn một số lợn mắc bệnh tai xanh ở các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thường Tín và Mê Linh đang được điều trị tiếp tục và đều có tiến triển tốt.
Mặc dù dịch tai xanh trên địa bàn đã cơ bản được khống chế, song theo Chi cục thú y Hà Nội, thời tiết vẫn đang diễn biến rất phức tạp và khả năng từ nay đến hết mùa hè vẫn còn một số đợt nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia súc, gia cầm.
Vì vậy, các hộ chăn nuôi tuyệt đối không được chủ quan, cần chú ý vệ sinh chuồng trại, cho vật nuôi ăn đủ chất, uống đủ nước và tiêm phòng đầy đủ.
Đặc biệt, khi nhập lợn giống về để nuôi lứa mới, người chăn nuôi chỉ nên nhập giống từ những địa chỉ tin cậy, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y; sau khi nhập về nuôi phải cách ly ít nhất là 21 ngày, thấy lợn khỏe mới cho nhập chung đàn./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)