Theo ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch bệnh lợn tai xanh hiện đã lây lan ra 7 tỉnh.
Dịch tai xanh đã xuất hiện tại 7 tỉnh trên cả nước gồm: Điện Biên, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Lai Châu
Cũng theo ông Hoàng Văn Năm, qua kiểm tra diễn biến dịch tai xanh ở một số tỉnh phía Bắc vừa qua cho thấy công tác phòng chống dịch của các địa phương còn bị buông lỏng, cùng với yếu tố chủ quan của người chăn nuôi thì sự vào cuộc quyết liệt của địa phương chưa thực sự mang lại hiệu quả trong công tác phòng chống dịch.
Qua kiểm tra thực tế, tại các tỉnh xuất hiện dịch tai xanh, trung bình từ 15 ngày đến 1 tháng dịch mới được phát hiện và báo cáo. Vì vậy, để tránh dịch lây lan trên diện rộng, phải tập trung chỉ đạo tuyến huyện, xã tăng cường giám sát, phát hiện sớm để báo cáo, đồng thời tổ chức bao vây dập dịch ngay khi còn ở diện hẹp.
Nếu khống chế chậm thì gia súc do bán chạy, vận chuyển sẽ làm dịch lây lan rộng, gây tốn kém nhiều trong phòng chống. Qua kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch tại các tỉnh, giải pháp tiêm thẳng vào gia súc trong ổ dịch sẽ giảm được thiệt hại do bệnh gây ra và rút ngắn thời gian chống dịch, tạo điều kiện cho bà con khôi phục lại chăn nuôi./.
Dịch tai xanh đã xuất hiện tại 7 tỉnh trên cả nước gồm: Điện Biên, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Lai Châu
Cũng theo ông Hoàng Văn Năm, qua kiểm tra diễn biến dịch tai xanh ở một số tỉnh phía Bắc vừa qua cho thấy công tác phòng chống dịch của các địa phương còn bị buông lỏng, cùng với yếu tố chủ quan của người chăn nuôi thì sự vào cuộc quyết liệt của địa phương chưa thực sự mang lại hiệu quả trong công tác phòng chống dịch.
Qua kiểm tra thực tế, tại các tỉnh xuất hiện dịch tai xanh, trung bình từ 15 ngày đến 1 tháng dịch mới được phát hiện và báo cáo. Vì vậy, để tránh dịch lây lan trên diện rộng, phải tập trung chỉ đạo tuyến huyện, xã tăng cường giám sát, phát hiện sớm để báo cáo, đồng thời tổ chức bao vây dập dịch ngay khi còn ở diện hẹp.
Nếu khống chế chậm thì gia súc do bán chạy, vận chuyển sẽ làm dịch lây lan rộng, gây tốn kém nhiều trong phòng chống. Qua kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch tại các tỉnh, giải pháp tiêm thẳng vào gia súc trong ổ dịch sẽ giảm được thiệt hại do bệnh gây ra và rút ngắn thời gian chống dịch, tạo điều kiện cho bà con khôi phục lại chăn nuôi./.
Hoàng Linh (TTXVN)