Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của các doanh nghiệp phần mềm thành công sẽ góp phần thúc đẩy phát triển giao dịch điện tử tại Việt Nam.
Tiềm năng thị trường cho dịch vụ này rất lớn, nhưng để triển khai hiệu quả phải có sự đồng thuận từ nhiều phía, đặc biệt là nhận thức của doanh nghiệp và cá nhân sử dụng.
Tiềm năng nhưng chưa sôi động
Theo ông La Thế Hưng, Trưởng phòng An toàn Thông tin của VDC (VNPT), khác với chữ ký thường có thể phải mất nhiều thời gian để giám định khi cần thiết, chữ ký số có thể được giám định, xác nhận nhanh với các công cụ điện tử. Đây là giải pháp công nghệ đảm bảo tính duy nhất cho một người khi giao dịch thông tin trên mạng, đảm bảo các thông tin cung cấp là của người đó.
Đề cập tới dịch vụ này, ông Ngô Tuấn Anh, Giám đốc Bkis Telecom cho rằng: Với phạm vi ứng dụng rộng, chữ ký số khi đưa vào thực tế sẽ giúp doanh nghiệp, người dân có thể kê khai nộp thuế, chuyển tiền trực tiếp qua mạng Internet. Doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống mua bán trực tuyến, đảm bảo thanh toán trực tuyến với chứng thư đã được xác nhận; các doanh nghiệp ở địa phương có thể ký kết hợp đồng qua mạng.
“Dịch vụ chữ ký số ở Việt Nam phát triển muộn (thế giới đã có hơn 10 năm nay) nên vẫn còn nhiều tiềm năng, hứa hẹn sự phát triển, góp phần đẩy mạnh dịch vụ hành chính công cũng như lĩnh vực thương mại điện tử,” ông Tuấn Anh chia sẻ.
“Phải sang năm 2011, thị trường chữ ký số mới thực sự sôi động. Năm nay, các công ty cung cấp dịch vụ mới đang ở mức phát động để người dân có thể hiểu hơn và hoàn tất các bước để sẵn sàng cung cấp,” đại diện Bkis dự báo.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện VDC cho biết: Việc trao đổi, giao dịch của các cá nhân, doanh nghiệp qua mạng sẽ ngày càng phổ biến. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy giao dịch điện tử phát triển khá mạnh với hơn 9.000 website, doanh thu từ mua sắm trực tuyến, điện thoại... lên tới 450 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, chính phủ đang đẩy mạnh cải cách hành chính với việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử nên nhu cầu về chứng thực số ở Việt Nam rất lớn.
Theo nhìn nhận chung của các doanh nghiệp, Việt Nam đã có hành lang pháp lý an toàn như Nghị định 26/2007/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Theo đó, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số.
Hiện nay, Việt Nam có ba doanh nghiệp cung cấp chữ ký số là VNPT, Bkis và Nacencom nhưng vẫn chỉ nhìn nhận ở mức: Bên bán đã có, bên mua (ngoài một số đơn vị đang thử nghiệm) chưa thực sự bắt đầu.
Bkis: 100% ngân hàng điện tử hổng bảo mật
Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận an ninh mạng của Bkis cho biết, trung tâm này vừa khảo sát tổng thể hệ thống của hơn 20 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam đã triển khai hệ thống ngân hàng điện tử (Internet Banking).
Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả hệ thống ngân hàng điện tử của các ngân hàng này có lỗ hổng bảo mật. Các lỗ hổng này cho phép hacker có thể tấn công máy tính của người dùng, ăn cắp thông tin, cài mã độc vào máy chủ của ngân hàng và kiểm soát toàn bộ hệ thống.
Theo thống kê của Bkis, khoảng 80% trong số hơn 50 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam đã triển khai các giải pháp ngân hàng điện tử cho phép khách hàng thực hiện một số giao dịch ngân hàng trực tuyến như vấn tin tài khoản, xem sao kê, số dư tài khoản hoặc chuyển tiền qua tin nhắn.
Đại diện Bkis Telecom cho rằng, lý do của việc nhiều giải pháp của ngân hàng đưa ra chưa đảm bảo là trước đó chưa có giải pháp chữ ký số. Thế nhưng, để đưa dịch vụ chữ ký số trở nên phổ biến tới doanh nghiệp và khách hàng thông qua các ngân hàng hoặc công ty chứng khoán lại là việc không hề giản đơn.
Để có thể tích hợp dịch vụ này vào hệ thống giao dịch, các ngân hàng hay công ty chứng khoán phải đầu tư và thay đổi lại hệ thống. Do vậy, các nhà cung cấp chữ ký số phải có động thái tích cực để thúc đẩy các ngân hàng, công ty chứng khoán mặn mà hơn với dịch vụ này cũng như chuyển sang biện pháp an toàn hơn cho dịch vụ của mình./.
Tiềm năng thị trường cho dịch vụ này rất lớn, nhưng để triển khai hiệu quả phải có sự đồng thuận từ nhiều phía, đặc biệt là nhận thức của doanh nghiệp và cá nhân sử dụng.
Tiềm năng nhưng chưa sôi động
Theo ông La Thế Hưng, Trưởng phòng An toàn Thông tin của VDC (VNPT), khác với chữ ký thường có thể phải mất nhiều thời gian để giám định khi cần thiết, chữ ký số có thể được giám định, xác nhận nhanh với các công cụ điện tử. Đây là giải pháp công nghệ đảm bảo tính duy nhất cho một người khi giao dịch thông tin trên mạng, đảm bảo các thông tin cung cấp là của người đó.
Đề cập tới dịch vụ này, ông Ngô Tuấn Anh, Giám đốc Bkis Telecom cho rằng: Với phạm vi ứng dụng rộng, chữ ký số khi đưa vào thực tế sẽ giúp doanh nghiệp, người dân có thể kê khai nộp thuế, chuyển tiền trực tiếp qua mạng Internet. Doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống mua bán trực tuyến, đảm bảo thanh toán trực tuyến với chứng thư đã được xác nhận; các doanh nghiệp ở địa phương có thể ký kết hợp đồng qua mạng.
“Dịch vụ chữ ký số ở Việt Nam phát triển muộn (thế giới đã có hơn 10 năm nay) nên vẫn còn nhiều tiềm năng, hứa hẹn sự phát triển, góp phần đẩy mạnh dịch vụ hành chính công cũng như lĩnh vực thương mại điện tử,” ông Tuấn Anh chia sẻ.
“Phải sang năm 2011, thị trường chữ ký số mới thực sự sôi động. Năm nay, các công ty cung cấp dịch vụ mới đang ở mức phát động để người dân có thể hiểu hơn và hoàn tất các bước để sẵn sàng cung cấp,” đại diện Bkis dự báo.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện VDC cho biết: Việc trao đổi, giao dịch của các cá nhân, doanh nghiệp qua mạng sẽ ngày càng phổ biến. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy giao dịch điện tử phát triển khá mạnh với hơn 9.000 website, doanh thu từ mua sắm trực tuyến, điện thoại... lên tới 450 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, chính phủ đang đẩy mạnh cải cách hành chính với việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử nên nhu cầu về chứng thực số ở Việt Nam rất lớn.
Theo nhìn nhận chung của các doanh nghiệp, Việt Nam đã có hành lang pháp lý an toàn như Nghị định 26/2007/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Theo đó, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số.
Hiện nay, Việt Nam có ba doanh nghiệp cung cấp chữ ký số là VNPT, Bkis và Nacencom nhưng vẫn chỉ nhìn nhận ở mức: Bên bán đã có, bên mua (ngoài một số đơn vị đang thử nghiệm) chưa thực sự bắt đầu.
Bkis: 100% ngân hàng điện tử hổng bảo mật
Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận an ninh mạng của Bkis cho biết, trung tâm này vừa khảo sát tổng thể hệ thống của hơn 20 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam đã triển khai hệ thống ngân hàng điện tử (Internet Banking).
Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả hệ thống ngân hàng điện tử của các ngân hàng này có lỗ hổng bảo mật. Các lỗ hổng này cho phép hacker có thể tấn công máy tính của người dùng, ăn cắp thông tin, cài mã độc vào máy chủ của ngân hàng và kiểm soát toàn bộ hệ thống.
Theo thống kê của Bkis, khoảng 80% trong số hơn 50 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam đã triển khai các giải pháp ngân hàng điện tử cho phép khách hàng thực hiện một số giao dịch ngân hàng trực tuyến như vấn tin tài khoản, xem sao kê, số dư tài khoản hoặc chuyển tiền qua tin nhắn.
Đại diện Bkis Telecom cho rằng, lý do của việc nhiều giải pháp của ngân hàng đưa ra chưa đảm bảo là trước đó chưa có giải pháp chữ ký số. Thế nhưng, để đưa dịch vụ chữ ký số trở nên phổ biến tới doanh nghiệp và khách hàng thông qua các ngân hàng hoặc công ty chứng khoán lại là việc không hề giản đơn.
Để có thể tích hợp dịch vụ này vào hệ thống giao dịch, các ngân hàng hay công ty chứng khoán phải đầu tư và thay đổi lại hệ thống. Do vậy, các nhà cung cấp chữ ký số phải có động thái tích cực để thúc đẩy các ngân hàng, công ty chứng khoán mặn mà hơn với dịch vụ này cũng như chuyển sang biện pháp an toàn hơn cho dịch vụ của mình./.
Minh Phương (Báo Tin Tức/Vietnam+)