Những con đường cao tốc bị ma ám, những ngôi làng với những bóng ma lởn vởn hay các linh hồn khát máu của ma-cà-rồng luôn rình rập... là những hình ảnh thường thấy trong các bộ phim kinh dị của phương Tây. Song tại đất nước Malaysia thì thể loại này mới chỉ mới chỉ được phổ biến trong những năm gần đây.
Những bộ phim kinh dị đã bị cấm sản xuất hoặc che hết những cảnh đáng sợ trong suốt hơn ba thập niên và tình trạng này chỉ bị chấm dứt vào những năm đầu thế kỉ 21. Nguyên nhân của sự cấm đoán là do phần đông đất nước Malaysia đều theo đạo Hồi, và chính quyền cho rằng những tác phẩm về đề tài ma quái là sự tôn vinh tà giáo, và đây là điều vi phạm những điều răn của đáng tiên tri Mohamed.
Tuy nhiên, kể từ khi thủ tướng Mahathir Mohamad thôi nắm quyền vào năm 2003, các bộ phim kinh dị dần trở nên phổ biến trong văn hóa đương đại của Malaysia, và thể loại này chính thức “tái sinh từ cõi chết.”
Ba trong số sáu bộ phim ăn khách nhất Malaysia 2 năm trở lại đây là phim kinh dị, và dòng phim này cũng chiếm hơn một ba những bộ phim được sản xuất trong nước năm 2011.
Sự phát triển này, cùng với những bộ phim khác của dòng phim hành động và hài, đang góp phần đem lại sự khởi sắc cho nền điện ảnh xứ Malaysia. Số lượng rạp chiếu tại đất nước này đã tăng từ 8 vào năm 2000 lên tới 49 trong năm 2011, và lượng vé bán ra cũng tăng gấp năm lần trong sáu năm gần đây.
Năm ngoái, những bộ phim do Malaysia sản xuất đã mang về doanh thu lên tới hơn 100 triệu ringgit (32 triệu USD). Trong đó, tác phẩm có doanh thu lớn nhất lịch sử phim kinh dị Malaysia là “Ghost Pillion Rider” đóng góp 8,53 triệu ringgit, chỉ chịu đứng sau tác phẩm hành động hoành tráng “KL Gangster” với 12 triệu ringgit.
“Ghost Pillion Rider” là bộ phim kể về một tay đua xe mô tô bị ám ảnh bởi một hồn ma cô gái từng chết dưới bánh xe của anh này. Tác phẩm này pha trộn nhiều yếu tố kinh dị tâm lí, một nét đặc trưng của dòng phim kinh dị châu Á.
Nhận xét về điều này, đạo diễn Ahmad Idham Ahmad Nazri cho biết sở dĩ những tác phẩm kinh dị được đón nhận nồng nhiệt tại Malaysia do văn hóa làng quê và niềm tin vào những thế lực siêu nhiên của người dân.
“Phim kinh dị là thể loại rất gần gũi với văn hóa đất nước chúng tôi. Khi tới bất kì đất nước nào, nếu bạn muốn hiểu văn hóa, con người nơi đây, bạn hãy xem phim kinh dị đất nước đó làm,” ông chia sẻ thêm.
Để có được những thành công trên, phải mất hơn 30 năm đất nước Malaysia mới lại chứng kiến sự ra đời của một bộ phim kinh dị, với “Fragant Night Vampire” ra rạp năm 2004. Tác phẩm này kể về loài ma-cà-rồng hút máu, có những điểm tương đương với thần thoại của Malaysia và đây là yếu tố quan trọng giúp bộ phim đoạt doanh thu khổng lồ vào thời điểm ấy, đồng thời đoạt được nhiều giải thưởng điện ảnh.
Sự kiện trên được cho là một cột mốc quan trọng, khiến nhiều nhà làm phim nhận ra rằng phim kinh dị là một mỏ vàng chưa được khai thác. Và những dự án phim rùng rợn từ đó liên tục được sản xuất. Song đây cũng là một thách thức với những đạo diễn, buộc họ phải đầu tư sáng tạo ý tưởng. Chính Ahmad đã chia sẻ: “Khi là một đạo diễn, bạn phải biết sáng tạo, nghĩ xa hơn để có thể tạo ra một tác phẩm hấp dẫn. Song nếu bạn sáng tạo quá, khán giả sẽ chả thể hiểu bạn muốn truyền đạt cái gì.”
Chính sự khác biệt lớn về tôn giáo và văn hóa đã khiến những bộ phim kinh dị châu Á tách biệt với phương Tây, với phong cách dễ nhận ra của yếu tố tâm lý trong phim Nhật hay rùng rợn-hài hước của Hồng Kông. Giờ đây, làng điện ảnh kinh dị châu Á lại có thêm Malaysia gia nhập vào với những nét riêng đặc biệt của làng quê và thế giới tâm linh bí ẩn./.
Những bộ phim kinh dị đã bị cấm sản xuất hoặc che hết những cảnh đáng sợ trong suốt hơn ba thập niên và tình trạng này chỉ bị chấm dứt vào những năm đầu thế kỉ 21. Nguyên nhân của sự cấm đoán là do phần đông đất nước Malaysia đều theo đạo Hồi, và chính quyền cho rằng những tác phẩm về đề tài ma quái là sự tôn vinh tà giáo, và đây là điều vi phạm những điều răn của đáng tiên tri Mohamed.
Tuy nhiên, kể từ khi thủ tướng Mahathir Mohamad thôi nắm quyền vào năm 2003, các bộ phim kinh dị dần trở nên phổ biến trong văn hóa đương đại của Malaysia, và thể loại này chính thức “tái sinh từ cõi chết.”
Ba trong số sáu bộ phim ăn khách nhất Malaysia 2 năm trở lại đây là phim kinh dị, và dòng phim này cũng chiếm hơn một ba những bộ phim được sản xuất trong nước năm 2011.
Sự phát triển này, cùng với những bộ phim khác của dòng phim hành động và hài, đang góp phần đem lại sự khởi sắc cho nền điện ảnh xứ Malaysia. Số lượng rạp chiếu tại đất nước này đã tăng từ 8 vào năm 2000 lên tới 49 trong năm 2011, và lượng vé bán ra cũng tăng gấp năm lần trong sáu năm gần đây.
Năm ngoái, những bộ phim do Malaysia sản xuất đã mang về doanh thu lên tới hơn 100 triệu ringgit (32 triệu USD). Trong đó, tác phẩm có doanh thu lớn nhất lịch sử phim kinh dị Malaysia là “Ghost Pillion Rider” đóng góp 8,53 triệu ringgit, chỉ chịu đứng sau tác phẩm hành động hoành tráng “KL Gangster” với 12 triệu ringgit.
“Ghost Pillion Rider” là bộ phim kể về một tay đua xe mô tô bị ám ảnh bởi một hồn ma cô gái từng chết dưới bánh xe của anh này. Tác phẩm này pha trộn nhiều yếu tố kinh dị tâm lí, một nét đặc trưng của dòng phim kinh dị châu Á.
Nhận xét về điều này, đạo diễn Ahmad Idham Ahmad Nazri cho biết sở dĩ những tác phẩm kinh dị được đón nhận nồng nhiệt tại Malaysia do văn hóa làng quê và niềm tin vào những thế lực siêu nhiên của người dân.
“Phim kinh dị là thể loại rất gần gũi với văn hóa đất nước chúng tôi. Khi tới bất kì đất nước nào, nếu bạn muốn hiểu văn hóa, con người nơi đây, bạn hãy xem phim kinh dị đất nước đó làm,” ông chia sẻ thêm.
Để có được những thành công trên, phải mất hơn 30 năm đất nước Malaysia mới lại chứng kiến sự ra đời của một bộ phim kinh dị, với “Fragant Night Vampire” ra rạp năm 2004. Tác phẩm này kể về loài ma-cà-rồng hút máu, có những điểm tương đương với thần thoại của Malaysia và đây là yếu tố quan trọng giúp bộ phim đoạt doanh thu khổng lồ vào thời điểm ấy, đồng thời đoạt được nhiều giải thưởng điện ảnh.
Sự kiện trên được cho là một cột mốc quan trọng, khiến nhiều nhà làm phim nhận ra rằng phim kinh dị là một mỏ vàng chưa được khai thác. Và những dự án phim rùng rợn từ đó liên tục được sản xuất. Song đây cũng là một thách thức với những đạo diễn, buộc họ phải đầu tư sáng tạo ý tưởng. Chính Ahmad đã chia sẻ: “Khi là một đạo diễn, bạn phải biết sáng tạo, nghĩ xa hơn để có thể tạo ra một tác phẩm hấp dẫn. Song nếu bạn sáng tạo quá, khán giả sẽ chả thể hiểu bạn muốn truyền đạt cái gì.”
Chính sự khác biệt lớn về tôn giáo và văn hóa đã khiến những bộ phim kinh dị châu Á tách biệt với phương Tây, với phong cách dễ nhận ra của yếu tố tâm lý trong phim Nhật hay rùng rợn-hài hước của Hồng Kông. Giờ đây, làng điện ảnh kinh dị châu Á lại có thêm Malaysia gia nhập vào với những nét riêng đặc biệt của làng quê và thế giới tâm linh bí ẩn./.
L.Q (Vietnam+)