Nhiều nhà làm phim quốc tế cho rằng điện ảnh Việt Nam muốn phát triển nên mở rộng hợp tác, đồng sản xuất, phát hành với các tổ chức điện ảnh quốc tế.
Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 2 năm 2012 (HANIFF), Cục điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức hội thảo “Điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới” vào chiều 26/11 nhằm nhìn nhận những bước phát triển, những nét đặc trưng của phim Việt Nam từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (cuối năm 1986); đánh giá những thành tựu và hạn chế của điện ảnh Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Đồng thời tham khảo kinh nghiệm phát triển từ những nền điện ảnh trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan.
Cuộc hội thảo đã thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà làm phim trong nước và các nhà làm phim đến từ các nền điện ảnh Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp... về điện ảnh Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới 1986-1999.
Các đại biểu cũng thảo luận khá sôi nổi về các vấn đề: Điện ảnh Việt Nam mở rộng xã hội hóa và hội nhập quốc tế từ năm 2000 đến nay, kinh nghiệm phát triển điện ảnh của một số nước châu Á.
Nhiều nhà làm phim quốc tế cho rằng, điện ảnh Việt Nam nên mở rộng việc hợp tác, đồng sản xuất, phát hành với các tổ chức điện ảnh quốc tế để có thể tiếp nhận được những công nghệ làm phim hiện đại, ý tưởng nghệ thuật tốt.
Nhiều năm trở lại đây, điện ảnh Việt Nam đã có những bước phát triển, song hành cùng các hãng phim Nhà nước, phim tư nhân đã liên tục giới thiệu tới công chúng những bộ phim với đề tài phong phú, kéo được lượng khán giả không nhỏ tới rạp chiếu phim mỗi dịp lễ, tết. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có những tác phẩm nổi trội, có giá trị nghệ thuật, mà theo xu hướng phim giải trí, gây cười là chủ yếu…/.
Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 2 năm 2012 (HANIFF), Cục điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức hội thảo “Điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới” vào chiều 26/11 nhằm nhìn nhận những bước phát triển, những nét đặc trưng của phim Việt Nam từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (cuối năm 1986); đánh giá những thành tựu và hạn chế của điện ảnh Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Đồng thời tham khảo kinh nghiệm phát triển từ những nền điện ảnh trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan.
Cuộc hội thảo đã thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà làm phim trong nước và các nhà làm phim đến từ các nền điện ảnh Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp... về điện ảnh Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới 1986-1999.
Các đại biểu cũng thảo luận khá sôi nổi về các vấn đề: Điện ảnh Việt Nam mở rộng xã hội hóa và hội nhập quốc tế từ năm 2000 đến nay, kinh nghiệm phát triển điện ảnh của một số nước châu Á.
Nhiều nhà làm phim quốc tế cho rằng, điện ảnh Việt Nam nên mở rộng việc hợp tác, đồng sản xuất, phát hành với các tổ chức điện ảnh quốc tế để có thể tiếp nhận được những công nghệ làm phim hiện đại, ý tưởng nghệ thuật tốt.
Nhiều năm trở lại đây, điện ảnh Việt Nam đã có những bước phát triển, song hành cùng các hãng phim Nhà nước, phim tư nhân đã liên tục giới thiệu tới công chúng những bộ phim với đề tài phong phú, kéo được lượng khán giả không nhỏ tới rạp chiếu phim mỗi dịp lễ, tết. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có những tác phẩm nổi trội, có giá trị nghệ thuật, mà theo xu hướng phim giải trí, gây cười là chủ yếu…/.
Hà Vương (TTXVN)