Điệu múa “chọc lỗ, tra hạt” tái hiện cuộc sống lao động sản xuất thủ công trên nương rẫy trước đây của cộng đồng dân tộc Cống. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cây cầu treo bắc qua suối Nậm Chả, nối liền hai điểm dân cư của bản Lả Chà, tạo điều kiện giao thông đi lại, trao đổi hàng hóa được thuận lợi. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cụ già người dân tộc Cống đang chăm sóc hoa màu trong vườn nhà. (Ảnh: Xuân Tiến/TXVN)
Một góc bản Lả Chà hôm nay. Bản Lả Chà được cộng đồng người Cống định cư, lập bản từ năm 1952 với 12 hộ dân đầu tiên sinh sống, dân số lúc đó khoảng 60 người. (Ảnh: Xuân Tiến/TXVN)
Các lễ hội, nghi thức văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của các gia đình, dòng tộc trong bản được thực hiện bởi một thầy cúng uy tín của bản. (Ảnh: Xuân Tiến/TXVN)
Trong lễ tục vòng đời, cộng đồng người Cống còn gìn giữ, trao truyền được những lễ thức văn hóa độc đáo, mang đậm sắc thái văn hóa của cộng đồng dân tộc. (Ảnh: Xuân Tiến/TXVN)
Đường giao thông liên bản đã được cứng hóa, ôtô từ trung tâm xã Pa Tần vào bản Lả Chà đã thông suốt quanh năm. (Ảnh: Xuân Tiến/TXVN)
Bà trông nom các cháu trong thời gian bố mẹ của các cháu đi lên nương rẫy. (Ảnh: Xuân Tiến/TXVN)
Trẻ em dân tộc Cống bản Lả Chà vui chơi trong giờ học ngoại khóa ở trường. (Ảnh: Xuân Tiến/TXVN)
Một ngôi nhà sàn vừa mới được xây dựng tại bản Lả Chà. (Ảnh: Xuân Tiến/TXVN)
Phụ nữ dân tộc Cống ở Lả Chà tưới nước chăm sóc hoa màu trong vườn.(Ảnh: Xuân Tiến/TXVN)
(TTXVN/Vietnam+)