Những diễn biến mới nhất về Hy Lạp đã kéo chứng khoán châu Á đồng loạt đỏ sàn trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 10/2.
Chứng khoán giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về khả năng quốc gia "nợ như chúa chổm" này có thể sẽ đứng bên bờ vực phá sản sau khi các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày 9/2 đã hoãn lại quyết định cấp gói cứu trợ lần hai cho Hy Lạp, bất chấp việc nước này cùng ngày tuyên bố rằng họ đã đạt được thỏa thuận về các giải pháp siết chặt tài khóa, kể cả giải pháp cắt giảm lương hưu.
Để có được gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro (172 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF), mà nước này đang cần khẩn cấp để tránh khỏi khả năng vỡ nợ các khoản đến hạn phải thanh toán vào ngày 30/2 tới, các Bộ trưởng Tài chính khu vực Eurozone yêu cầu Athens phải chấp nhận thêm những cắt giảm chi tiêu mạnh tay hơn nữa, và Athens còn chưa đầy một tuần để đáp ứng những điều kiện mới cho việc nhận được gói cứu trợ lần hai từ EU và IMF. Những yêu cầu này bao gồm cả việc Hy Lạp cần phải cắt giảm chi tiêu thêm 325 triệu euro (432 triệu USD) trong năm 2012.
Và như vậy là mặc dù Hy Lạp vào phút chót đã thông qua các giải pháp siết chặt tài khóa để được nhận gói cứu trợ, nhưng sau khi chứng kiến sự chậm chạp của Hy Lạp trong các nỗ lực cải cách trong hai năm qua, các Bộ trưởng Tài chính khu vực Eurozone vẫn muốn có thêm những bằng chứng cho thấy Athens sẽ làm được những gì mà họ đã hứa trong lần này.
["Hy Lạp phải chấp nhận các điều kiện về trợ giúp"]
Trong bối cảnh đó, chứng khoán toàn châu Á đã đồng loạt đi xuống trong phiên 10/2. Đóng cửa phiên này, Hang Sheng của Hong Kong bốc hơi 226,15 điểm, tương đương giảm 1,08% xuống 20.783,86 điểm; Nikkei 225 của Nhật Bản mất 55,07 điểm, (-0,61%) xuống 8.947,17 điểm; KOSPI của Hàn Quốc giảm 20,91 điểm (-1,04%) về 1.993,71 điểm; Weighted của Đài Loan hạ 0,61% (- 48,51 điểm) xuống 7.862,27 điểm. Thị trường Sydney cũng giảm 0,88% (- 37,6 điểm) lùi về 4.245,3 điểm.
Duy chỉ có thị trường Trung Quốc là đi ngược lại với xu hướng giảm chung trong toàn khu vực khi chỉ số Shanghai Composite đóng cửa tăng nhẹ 2,39 điểm (+0,1%) lên 2.351,98 điểm.
Tuy nhiên, trong một khía cạnh tích cực khác, Hy Lạp đang tiến gần hơn tới một thỏa thuận cuối cùng với các nhà cho vay tư nhân về đề nghị xin được xóa bớt nợ, với hy vọng giảm được 100 tỷ euro trong khoản vay 350 tỷ euro của nước này.
Đêm trước (9/2) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ tiếp tục ghi nhận một phiên tăng nhẹ nhờ việc Hy Lạp tuyên bố đã đạt được một thỏa thuận về vấn đề thu xếp nợ nần của nước này. Thông tin này đủ để các nhà đầu tư Phố Wall có thêm hy vọng, mặc dù chưa đủ để có thể làm bùng lên một đợt tăng mạnh.
Đóng cửa phiên ngày 9/2, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average nhích nhẹ 6,51 điểm (0,05%) lên 12.890,46 điểm; trong khi S&P 500 tiến thêm 1,99 điểm (0,15%) lên 1.351,95 điểm và Nasdaq tăng thêm 11,37 điểm (0,439) lên 2.927,23 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày cũng bao phủ một màu xanh trên hầu như khắp các thị trường lớn trong khu vực, song mức tăng khá dè dặt do các nhà giao dịch vẫn giữ tâm lý thận trọng. Ngoài nhân tố Hy Lạp, các thị trường trong khu vực phiên này còn đón nhận thông tin hỗ trợ từ việc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục.
Đóng cửa phiên 9/2, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều tăng điểm, trong đó FTSE 100 của London tăng 0,33% lên 5.895,47 điểm; CAC-40 của Paris tiến thêm 0,43% lên 3.424,41 điểm và DAX 30 của Đức tăng 0,59% lên 6.788,80 điểm./.
Chứng khoán giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về khả năng quốc gia "nợ như chúa chổm" này có thể sẽ đứng bên bờ vực phá sản sau khi các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày 9/2 đã hoãn lại quyết định cấp gói cứu trợ lần hai cho Hy Lạp, bất chấp việc nước này cùng ngày tuyên bố rằng họ đã đạt được thỏa thuận về các giải pháp siết chặt tài khóa, kể cả giải pháp cắt giảm lương hưu.
Để có được gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro (172 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF), mà nước này đang cần khẩn cấp để tránh khỏi khả năng vỡ nợ các khoản đến hạn phải thanh toán vào ngày 30/2 tới, các Bộ trưởng Tài chính khu vực Eurozone yêu cầu Athens phải chấp nhận thêm những cắt giảm chi tiêu mạnh tay hơn nữa, và Athens còn chưa đầy một tuần để đáp ứng những điều kiện mới cho việc nhận được gói cứu trợ lần hai từ EU và IMF. Những yêu cầu này bao gồm cả việc Hy Lạp cần phải cắt giảm chi tiêu thêm 325 triệu euro (432 triệu USD) trong năm 2012.
Và như vậy là mặc dù Hy Lạp vào phút chót đã thông qua các giải pháp siết chặt tài khóa để được nhận gói cứu trợ, nhưng sau khi chứng kiến sự chậm chạp của Hy Lạp trong các nỗ lực cải cách trong hai năm qua, các Bộ trưởng Tài chính khu vực Eurozone vẫn muốn có thêm những bằng chứng cho thấy Athens sẽ làm được những gì mà họ đã hứa trong lần này.
["Hy Lạp phải chấp nhận các điều kiện về trợ giúp"]
Trong bối cảnh đó, chứng khoán toàn châu Á đã đồng loạt đi xuống trong phiên 10/2. Đóng cửa phiên này, Hang Sheng của Hong Kong bốc hơi 226,15 điểm, tương đương giảm 1,08% xuống 20.783,86 điểm; Nikkei 225 của Nhật Bản mất 55,07 điểm, (-0,61%) xuống 8.947,17 điểm; KOSPI của Hàn Quốc giảm 20,91 điểm (-1,04%) về 1.993,71 điểm; Weighted của Đài Loan hạ 0,61% (- 48,51 điểm) xuống 7.862,27 điểm. Thị trường Sydney cũng giảm 0,88% (- 37,6 điểm) lùi về 4.245,3 điểm.
Duy chỉ có thị trường Trung Quốc là đi ngược lại với xu hướng giảm chung trong toàn khu vực khi chỉ số Shanghai Composite đóng cửa tăng nhẹ 2,39 điểm (+0,1%) lên 2.351,98 điểm.
Tuy nhiên, trong một khía cạnh tích cực khác, Hy Lạp đang tiến gần hơn tới một thỏa thuận cuối cùng với các nhà cho vay tư nhân về đề nghị xin được xóa bớt nợ, với hy vọng giảm được 100 tỷ euro trong khoản vay 350 tỷ euro của nước này.
Đêm trước (9/2) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ tiếp tục ghi nhận một phiên tăng nhẹ nhờ việc Hy Lạp tuyên bố đã đạt được một thỏa thuận về vấn đề thu xếp nợ nần của nước này. Thông tin này đủ để các nhà đầu tư Phố Wall có thêm hy vọng, mặc dù chưa đủ để có thể làm bùng lên một đợt tăng mạnh.
Đóng cửa phiên ngày 9/2, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average nhích nhẹ 6,51 điểm (0,05%) lên 12.890,46 điểm; trong khi S&P 500 tiến thêm 1,99 điểm (0,15%) lên 1.351,95 điểm và Nasdaq tăng thêm 11,37 điểm (0,439) lên 2.927,23 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày cũng bao phủ một màu xanh trên hầu như khắp các thị trường lớn trong khu vực, song mức tăng khá dè dặt do các nhà giao dịch vẫn giữ tâm lý thận trọng. Ngoài nhân tố Hy Lạp, các thị trường trong khu vực phiên này còn đón nhận thông tin hỗ trợ từ việc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vẫn giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục.
Đóng cửa phiên 9/2, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều tăng điểm, trong đó FTSE 100 của London tăng 0,33% lên 5.895,47 điểm; CAC-40 của Paris tiến thêm 0,43% lên 3.424,41 điểm và DAX 30 của Đức tăng 0,59% lên 6.788,80 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)