Ngày 21/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tập đoàn Du Pont (Mỹ) tổ chức Diễn đàn An ninh lương thực Việt Nam với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về nông nghiệp và khoảng 100 doanh nghiệp liên quan đến nông nghiệp ở khu vực phía Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch VCCI cho rằng để giải được bài toán an ninh lương thực ở Việt Nam, trước hết hội thảo cần trao đổi, làm rõ bức tranh an ninh lương thực sẽ thế nào vào năm 2050, khi dân số toàn cầu đạt 9 tỷ người; cần có giải pháp cụ thể thế nào về tình trạng khan hiếm lương thực; ở Việt Nam, an ninh lương thực được đề cao tới đâu, và cuối cùng là trong xu thế an ninh lương thực đang là mối quan tâm lớn, vai trò của các chủ thể kinh tế, Chính phủ, các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp với vấn đề này.
Bà Farra Siregar, Tổng giám đốc Dupont Việt Nam cũng nhận định hiện nay Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu gạo quan trọng của thế giới. Việt Nam đang đi đúng hướng, nhưng vấn đề cần quan tâm hơn nữa là giá cả phải chăng sẽ là chìa khóa quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy cần ứng dụng khoa học để nâng cao sản lượng, tăng giá trị dinh dưỡng, có giải pháp cho bảo quản lương thực cũng như bao bì sản phẩm.
Trước những vấn đề đặt ra đối với an ninh lương thực của Việt Nam, ông Đào Quốc Luận - Vụ phó Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Việt Nam đã đặt mục tiêu sẽ chấm dứt tình trạng thiếu đói vào năm 2012, nâng cao mức độ an ninh lương thực cho các nhóm nguy cơ thiếu lương thực; cải thiện tình trạng dinh dưỡng, hướng tới cân đối dinh dưỡng; cải thiện cơ cấu lương thực và chất lượng tiêu dùng lương thực…
Để đảm bảo an ninh lương thực đến năm 2020, Việt Nam sẽ giữ vững 3,8 triệu ha lúa hiện tại, giữ mức sản lượng 43 triệu tấn thóc, xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm… Ngoài ra, các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản sẽ được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp chế biến, giảm tổn thất, nâng cao chất lượng và giá trị lương thực cũng như nâng cao khả năng tiếp cận lương thực cho người dân./.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch VCCI cho rằng để giải được bài toán an ninh lương thực ở Việt Nam, trước hết hội thảo cần trao đổi, làm rõ bức tranh an ninh lương thực sẽ thế nào vào năm 2050, khi dân số toàn cầu đạt 9 tỷ người; cần có giải pháp cụ thể thế nào về tình trạng khan hiếm lương thực; ở Việt Nam, an ninh lương thực được đề cao tới đâu, và cuối cùng là trong xu thế an ninh lương thực đang là mối quan tâm lớn, vai trò của các chủ thể kinh tế, Chính phủ, các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp với vấn đề này.
Bà Farra Siregar, Tổng giám đốc Dupont Việt Nam cũng nhận định hiện nay Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu gạo quan trọng của thế giới. Việt Nam đang đi đúng hướng, nhưng vấn đề cần quan tâm hơn nữa là giá cả phải chăng sẽ là chìa khóa quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy cần ứng dụng khoa học để nâng cao sản lượng, tăng giá trị dinh dưỡng, có giải pháp cho bảo quản lương thực cũng như bao bì sản phẩm.
Trước những vấn đề đặt ra đối với an ninh lương thực của Việt Nam, ông Đào Quốc Luận - Vụ phó Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Việt Nam đã đặt mục tiêu sẽ chấm dứt tình trạng thiếu đói vào năm 2012, nâng cao mức độ an ninh lương thực cho các nhóm nguy cơ thiếu lương thực; cải thiện tình trạng dinh dưỡng, hướng tới cân đối dinh dưỡng; cải thiện cơ cấu lương thực và chất lượng tiêu dùng lương thực…
Để đảm bảo an ninh lương thực đến năm 2020, Việt Nam sẽ giữ vững 3,8 triệu ha lúa hiện tại, giữ mức sản lượng 43 triệu tấn thóc, xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm… Ngoài ra, các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản sẽ được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp chế biến, giảm tổn thất, nâng cao chất lượng và giá trị lương thực cũng như nâng cao khả năng tiếp cận lương thực cho người dân./.
Liên Phương (TTXVN)