Diễn đàn quan hệ đối tác cải cách hành chính đã được Bộ Nội vụ và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức ngày 22/10, tại Hà Nội.
Ba chủ đề được đề cập tại diễn đàn gồm tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010, đổi mới chính quyền địa phương và đổi mới nguồn nhân lực.
Cập nhật tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 và những ưu tiên chính dự kiến cho Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) chỉ ra rằng cải cách hành chính đã được triển khai một cách toàn diện trên các nội dung cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính.
Những kết quả tích cực trong cải cách hành chính đã góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế, dân chủ hóa đời sống xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và duy trì ổn định chính trị.
Đánh giá độc lập về chương trình này tại 6 bộ và cơ quan ngang bộ cùng 9 tỉnh, thành phố, Depocen - một công ty tư vấn độc lập - nhìn nhận hầu hết các bộ, cơ quan ngang bộ không thực sự tích cực và sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình.
Các kế hoạch về cải cách hành chính đều không xác định các mục tiêu hoặc kết quả chi tiết, cụ thể. Các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện cải cách hành chính nhanh hơn các bộ, ngành và đã xác định được mục tiêu và chương trình hành động, song, việc cụ thể hóa Chương trình tổng thể cải cách hành chính vào điều kiện và nhu cầu riêng của từng địa phương không tốt như mong đợi.
Depocen đánh giá trong 9 mục tiêu cụ thể, chỉ có mục tiêu hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính và cải cách thủ tục hành chính là cơ bản đạt.
Các mục tiêu xác định định chức năng nhiệm vụ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống hành chính, các thể chế hành chính công; tinh giản bộ máy Chính phủ; hiện đại hóa nền hành chính đạt được một phần.
Bốn mục tiêu thực hiện kém gồm phân cấp quản lý hành chính Nhà nước giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn; chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; cải cách tiền lương và cải cách cơ chế tài chính.
Từ những đánh giá trên, Depocen đề xuất các đề án, chương trình chính về cải cách hành chính nên được xác định hàng năm để tập trung và đầu tư nguồn lực được tốt hơn; các nội dung định lượng nên được xác định sao cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của từng bộ, ngành, địa phương.
Depocen cũng như nhiều đại biểu tham dự Diễn đàn đều cho rằng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cần được coi là mục tiêu cơ bản của giai đoạn tiếp theo, đi kèm với đó là cải thiện thu nhập và các giá trị xã hội cho cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính công...
Các đại biểu cùng có chung đề xuất Chương trình cải cách hành chính giai đoạn tới cần tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp dịch vụ hành chính công có chất lượng cao, bao gồm tăng cường hiệu quả hệ thống công vụ (cụ thể là năng lực của nguồn nhân lực), nâng cao trách nhiệm giải trình (chính là thực hiện hệ thống thanh tra công vụ) và tạo không gian cho các thành phần ngoài nhà nước tham gia vào việc giám sát quá trình đổi mới./.
Ba chủ đề được đề cập tại diễn đàn gồm tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010, đổi mới chính quyền địa phương và đổi mới nguồn nhân lực.
Cập nhật tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 và những ưu tiên chính dự kiến cho Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) chỉ ra rằng cải cách hành chính đã được triển khai một cách toàn diện trên các nội dung cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính.
Những kết quả tích cực trong cải cách hành chính đã góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế, dân chủ hóa đời sống xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và duy trì ổn định chính trị.
Đánh giá độc lập về chương trình này tại 6 bộ và cơ quan ngang bộ cùng 9 tỉnh, thành phố, Depocen - một công ty tư vấn độc lập - nhìn nhận hầu hết các bộ, cơ quan ngang bộ không thực sự tích cực và sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình.
Các kế hoạch về cải cách hành chính đều không xác định các mục tiêu hoặc kết quả chi tiết, cụ thể. Các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện cải cách hành chính nhanh hơn các bộ, ngành và đã xác định được mục tiêu và chương trình hành động, song, việc cụ thể hóa Chương trình tổng thể cải cách hành chính vào điều kiện và nhu cầu riêng của từng địa phương không tốt như mong đợi.
Depocen đánh giá trong 9 mục tiêu cụ thể, chỉ có mục tiêu hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính và cải cách thủ tục hành chính là cơ bản đạt.
Các mục tiêu xác định định chức năng nhiệm vụ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống hành chính, các thể chế hành chính công; tinh giản bộ máy Chính phủ; hiện đại hóa nền hành chính đạt được một phần.
Bốn mục tiêu thực hiện kém gồm phân cấp quản lý hành chính Nhà nước giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn; chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; cải cách tiền lương và cải cách cơ chế tài chính.
Từ những đánh giá trên, Depocen đề xuất các đề án, chương trình chính về cải cách hành chính nên được xác định hàng năm để tập trung và đầu tư nguồn lực được tốt hơn; các nội dung định lượng nên được xác định sao cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của từng bộ, ngành, địa phương.
Depocen cũng như nhiều đại biểu tham dự Diễn đàn đều cho rằng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cần được coi là mục tiêu cơ bản của giai đoạn tiếp theo, đi kèm với đó là cải thiện thu nhập và các giá trị xã hội cho cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính công...
Các đại biểu cùng có chung đề xuất Chương trình cải cách hành chính giai đoạn tới cần tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp dịch vụ hành chính công có chất lượng cao, bao gồm tăng cường hiệu quả hệ thống công vụ (cụ thể là năng lực của nguồn nhân lực), nâng cao trách nhiệm giải trình (chính là thực hiện hệ thống thanh tra công vụ) và tạo không gian cho các thành phần ngoài nhà nước tham gia vào việc giám sát quá trình đổi mới./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)