Nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố, ngày 14/12, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức diễn đàn "Thương mại điện tử Việt Nam năm 2012.”
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Tuấn Anh đã trao bằng khen cho các tổ chức và cá nhân có đóng góp tích cực trong việc phát triển thương mại điện tử.
Tại diễn đàn, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho rằng: Trong năm 2012, lĩnh vực thương mại điện tử đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Cơ quan quản lý Nhà nước không ngừng nỗ lực hoàn thiện và cải tiến cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý, nguồn nhân lực... để thương mại điện tử ngày càng mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.
Cụ thể, thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp tăng năng lực tiếp xúc khách hàng, quảng bá sản phẩm, giảm chi phí điều hành, tăng doanh thu. Cộng đồng doanh nghiệp trong nước ngày càng có xu hướng quảng bá sản phẩm, thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội...
Tuy nhiên, việc ứng dụng thương mại điện tử vẫn tồn tại, phát sinh nhiều khó khăn cần vượt qua. Nếu trước đây là những lo ngại về pháp luật, hậu cần... thì hiện tại vấn đề đảm bảo an ninh an toàn được xã hội quan tâm. Vì vậy, trong năm 2013, Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ xét duyệt dự thảo và ban hành Nghị định chế tài, xử phạt đối với lĩnh vực thương mại điện tử.
Theo ông Hà Ngọc Sơn, Phó Phòng kỹ thuật an toàn-Môi trường, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, có 97,3% doanh nghiệp thành phố đã thành lập trang thông tin công ty (tăng 5,7% so với năm 2011), hoạt động giao thương, chào hàng chủ yếu sử dụng email, website riêng.
Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam đã qua thời kỳ bùng nổ website và chuyển sang giai đoạn ứng dụng sâu rộng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh (tăng 12% so với năm 2011). Nhưng mức độ tin tưởng và tỷ lệ mua sắm qua mạng của người tiêu dùng, có xu hướng giảm đáng kể (khoảng 16% so với 2011), người dân lo lắng trước những thông tin sai phạm của một số website kinh doanh trực tuyến trong thời gian qua.
Ông Lê Minh Loan, đại diện Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết: Lực lượng chức năng luôn tích cực kiểm soát, điều tra và xử lý hàng loạt vụ vi phạm ở lĩnh vực thương mại điện tử, trong đó có Công ty V24, Cộng Đồng Việt, Tân Mặt Trời...
Qua các vụ điều tra, cho thấy một số vấn đề tồn tại như muốn có đủ điều kiện kinh doanh trực tuyến phải có đăng ký tên miền, xin giấy phép trang thông tin của Bộ Thông tin-Truyền thông và có giấy phép hoạt động do Bộ Công Thương cấp, nhưng nhiều đơn vị mập mờ giữa hai loại giấy phép này. Ngoài ra, các hình thức quảng cáo, lôi kéo khách hàng của nhiều đơn vị kinh doanh trực tuyến rất công phu, tinh tế với chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tuyên truyền bằng hội thảo, hội nghị...
Do đó, giải pháp có thể áp dụng hiện nay là cần xác định, công bố các đơn vị đủ điều kiện hoạt động và thông tin rộng rãi trong xã hội. Các đơn vị kinh doanh khi phát hành các phiếu mua hàng trên kênh trực tuyến, thương mại điện tử phải đăng ký quỹ với tỷ lệ tương xứng giá trị phát hành để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Mặt khác người dân khi tham gia vào các dịch vụ này cần tìm hiểu kỹ thông tin và chọn lựa những địa chỉ uy tín.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố chỉ số thương mại điện tử năm 2012, theo đó Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị dẫn đầu về chỉ số này./.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Tuấn Anh đã trao bằng khen cho các tổ chức và cá nhân có đóng góp tích cực trong việc phát triển thương mại điện tử.
Tại diễn đàn, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho rằng: Trong năm 2012, lĩnh vực thương mại điện tử đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Cơ quan quản lý Nhà nước không ngừng nỗ lực hoàn thiện và cải tiến cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý, nguồn nhân lực... để thương mại điện tử ngày càng mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.
Cụ thể, thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp tăng năng lực tiếp xúc khách hàng, quảng bá sản phẩm, giảm chi phí điều hành, tăng doanh thu. Cộng đồng doanh nghiệp trong nước ngày càng có xu hướng quảng bá sản phẩm, thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội...
Tuy nhiên, việc ứng dụng thương mại điện tử vẫn tồn tại, phát sinh nhiều khó khăn cần vượt qua. Nếu trước đây là những lo ngại về pháp luật, hậu cần... thì hiện tại vấn đề đảm bảo an ninh an toàn được xã hội quan tâm. Vì vậy, trong năm 2013, Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ xét duyệt dự thảo và ban hành Nghị định chế tài, xử phạt đối với lĩnh vực thương mại điện tử.
Theo ông Hà Ngọc Sơn, Phó Phòng kỹ thuật an toàn-Môi trường, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, có 97,3% doanh nghiệp thành phố đã thành lập trang thông tin công ty (tăng 5,7% so với năm 2011), hoạt động giao thương, chào hàng chủ yếu sử dụng email, website riêng.
Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam đã qua thời kỳ bùng nổ website và chuyển sang giai đoạn ứng dụng sâu rộng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh (tăng 12% so với năm 2011). Nhưng mức độ tin tưởng và tỷ lệ mua sắm qua mạng của người tiêu dùng, có xu hướng giảm đáng kể (khoảng 16% so với 2011), người dân lo lắng trước những thông tin sai phạm của một số website kinh doanh trực tuyến trong thời gian qua.
Ông Lê Minh Loan, đại diện Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết: Lực lượng chức năng luôn tích cực kiểm soát, điều tra và xử lý hàng loạt vụ vi phạm ở lĩnh vực thương mại điện tử, trong đó có Công ty V24, Cộng Đồng Việt, Tân Mặt Trời...
Qua các vụ điều tra, cho thấy một số vấn đề tồn tại như muốn có đủ điều kiện kinh doanh trực tuyến phải có đăng ký tên miền, xin giấy phép trang thông tin của Bộ Thông tin-Truyền thông và có giấy phép hoạt động do Bộ Công Thương cấp, nhưng nhiều đơn vị mập mờ giữa hai loại giấy phép này. Ngoài ra, các hình thức quảng cáo, lôi kéo khách hàng của nhiều đơn vị kinh doanh trực tuyến rất công phu, tinh tế với chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tuyên truyền bằng hội thảo, hội nghị...
Do đó, giải pháp có thể áp dụng hiện nay là cần xác định, công bố các đơn vị đủ điều kiện hoạt động và thông tin rộng rãi trong xã hội. Các đơn vị kinh doanh khi phát hành các phiếu mua hàng trên kênh trực tuyến, thương mại điện tử phải đăng ký quỹ với tỷ lệ tương xứng giá trị phát hành để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Mặt khác người dân khi tham gia vào các dịch vụ này cần tìm hiểu kỹ thông tin và chọn lựa những địa chỉ uy tín.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố chỉ số thương mại điện tử năm 2012, theo đó Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị dẫn đầu về chỉ số này./.
Mỹ Phương (TTXVN)