Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế Điện hạt nhân lần thứ 5 diễn ra tại Hà Nội từ ngày 25-27/10, chiều 25/10, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tổ chức hội thảo “Phát triển điện hạt nhân trên thế giới sau tai nạn hạt nhân Fukushima.”
Tham dự hội thảo có các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, quản lý, cơ quan pháp quy hạt nhân, tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, cơ quan nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận của Việt Nam.
Các thông tin trung thực, khách quan, khoa học về tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới và ở một số nước trong khu vực sau tai nạn Fukushima được trình bày tại hội thảo sẽ góp phần tạo sự đồng thuận của xã hội với chủ trương phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam và tạo điều kiện cho công tác triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh thuận 2.
Hội thảo đã nghe đại diện IAEA giới thiệu về tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới sau tai nạn Fukushima và sự giúp đỡ của IAEA đối với các nước mới đi vào phát triển điện hạt nhân.
18 tháng sau tai nạn Fukushima, điện hạt nhân vẫn được xem là một lựa chọn quan trọng của nhiều nước để bảo đảm an ninh năng lượng. Một số cường quốc điện hạt nhân như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc vẫn có kế hoạch mở rộng chương trình điện hạt nhân. Các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan... sẽ sớm khởi động dự án điện hạt nhân đầu tiên của mình.
IAEA khẳng định những ưu việt của điện hạt nhân trong bảo đảm an ninh năng lượng và chống biến đổi khí hậu, đồng thời cho rằng cần có các yêu cầu cao về đảm bảo an toàn sau tai nạn Fukushima.
IAEA có vai trò trong trợ giúp các quốc gia mới đi vào phát triển điện hạt nhân như Việt Nam trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn cao nhất được áp dụng trong chương trình điện hạt nhân của các nước...
Các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tập trung thảo luận và đánh giá tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới sau tai nạn Fukushima; quá trình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của Việt Nam và tình hình phát triển điện hạt nhân cũng như các thay đổi pháp quy của các nước Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, Indonesia sau tai nạn Fukushima.../.
Tham dự hội thảo có các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, quản lý, cơ quan pháp quy hạt nhân, tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, cơ quan nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận của Việt Nam.
Các thông tin trung thực, khách quan, khoa học về tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới và ở một số nước trong khu vực sau tai nạn Fukushima được trình bày tại hội thảo sẽ góp phần tạo sự đồng thuận của xã hội với chủ trương phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam và tạo điều kiện cho công tác triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh thuận 2.
Hội thảo đã nghe đại diện IAEA giới thiệu về tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới sau tai nạn Fukushima và sự giúp đỡ của IAEA đối với các nước mới đi vào phát triển điện hạt nhân.
18 tháng sau tai nạn Fukushima, điện hạt nhân vẫn được xem là một lựa chọn quan trọng của nhiều nước để bảo đảm an ninh năng lượng. Một số cường quốc điện hạt nhân như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc vẫn có kế hoạch mở rộng chương trình điện hạt nhân. Các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan... sẽ sớm khởi động dự án điện hạt nhân đầu tiên của mình.
IAEA khẳng định những ưu việt của điện hạt nhân trong bảo đảm an ninh năng lượng và chống biến đổi khí hậu, đồng thời cho rằng cần có các yêu cầu cao về đảm bảo an toàn sau tai nạn Fukushima.
IAEA có vai trò trong trợ giúp các quốc gia mới đi vào phát triển điện hạt nhân như Việt Nam trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn cao nhất được áp dụng trong chương trình điện hạt nhân của các nước...
Các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tập trung thảo luận và đánh giá tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới sau tai nạn Fukushima; quá trình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của Việt Nam và tình hình phát triển điện hạt nhân cũng như các thay đổi pháp quy của các nước Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, Indonesia sau tai nạn Fukushima.../.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)