Ngày 14/11, Hội nghị điển hình tiên tiến, nhân tố mới trong phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam năm 2012, do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thành phố Đà Nẵng tổ chức, đã diễn ra tại Đà Nẵng.
Dự hội nghị có đại diện các tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phát triển kinh tế biển đảo của 28 tỉnh, thành có biển đảo. Ông Trương Minh Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị.
Hội nghị đã dành nhiều thời gian để nghe hơn 10 báo cáo điển hình của các tập thể và cá nhân đã có những sáng tạo, năng động trong việc xây dựng và phát triển kinh tế biển, đảo. Các đại biểu tham gia hội nghị cũng đã dành thời gian để trao đổi những kinh nghiệm từ thực tiễn của các địa phương, đơn vị, cá nhân.
Ông Trương Minh Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã có cuộc đối thoại trực tiếp với các điển hình tiên tiến về những vướng mắc và giải đáp những thắc mắc của các đại biểu trong quá trình hoạt động tại cơ sở...
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.200km, kinh tế biển và các ngành liên quan đến biển đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước. Năm 1994, Việt Nam đã phê chuẩn và chính thứ trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Đảng Cộng sản cũng đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết 9, khoá X) trong đó đặc biệt chú trong việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong nhân dân nhằm nâng cao và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến lược của biển.
Ý thức về biển phải được thể hiện đầy đủ trong chính sách phát triển của những ngành có liên quan và các địa phương có biển.
Việt Nam cũng đã thông qua Luật biển Việt Nam, đây là cơ sở hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển đảo, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, chúng ta xác định các nguyên tắc phát triển kinh tế biển là phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; gắn với phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.../.
Dự hội nghị có đại diện các tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phát triển kinh tế biển đảo của 28 tỉnh, thành có biển đảo. Ông Trương Minh Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị.
Hội nghị đã dành nhiều thời gian để nghe hơn 10 báo cáo điển hình của các tập thể và cá nhân đã có những sáng tạo, năng động trong việc xây dựng và phát triển kinh tế biển, đảo. Các đại biểu tham gia hội nghị cũng đã dành thời gian để trao đổi những kinh nghiệm từ thực tiễn của các địa phương, đơn vị, cá nhân.
Ông Trương Minh Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã có cuộc đối thoại trực tiếp với các điển hình tiên tiến về những vướng mắc và giải đáp những thắc mắc của các đại biểu trong quá trình hoạt động tại cơ sở...
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.200km, kinh tế biển và các ngành liên quan đến biển đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước. Năm 1994, Việt Nam đã phê chuẩn và chính thứ trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Đảng Cộng sản cũng đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết 9, khoá X) trong đó đặc biệt chú trong việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong nhân dân nhằm nâng cao và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến lược của biển.
Ý thức về biển phải được thể hiện đầy đủ trong chính sách phát triển của những ngành có liên quan và các địa phương có biển.
Việt Nam cũng đã thông qua Luật biển Việt Nam, đây là cơ sở hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển đảo, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, chúng ta xác định các nguyên tắc phát triển kinh tế biển là phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; gắn với phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.../.
Văn Sơn (TTXVN)