Các nhà khoa học sau khi khảo sát tình trạng san hô ở quần đảo quần đảo Izu và Ogasawara của Nhật Bản, quần đảo Hawaii (Mỹ) và rạn san hô Great Barrier Reef của Australia phát hiện, trước năm 1980 tỷ lệ san hô bao phủ trên các bãi san hô ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương bình quân hơn 50%.
Từ những năm 80 đến 90 của thế kỷ 20, tỷ lệ này liên tục giảm xuống, đến năm 2003, tỷ lệ bao phủ giảm xuống còn 22%.
Tính trung bình kể từ năm 1980 trở lại đây, diện tích san hô bao phủ giảm bình quân 1%/năm.
Các nhà khoa học suy đoán mấy năm gần đây diện tích san hô bao phủ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trung bình giảm hơn 3.000km2/năm, tốc độ giảm nhanh hơn nhiều so với tốc độ biến mất của các khu rừng nhiệt đới.
Điều tra cho thấy khí hậu toàn cầu ấm lên khiến nhiệt độ nước biển tăng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng sinh tồn của san hô xấu đi.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gồm sự phá hoại môi trường sinh tồn của san hô và biện pháp bảo vệ trạng thái sinh tồn của san hô chưa được quan tâm đúng mức./.
Từ những năm 80 đến 90 của thế kỷ 20, tỷ lệ này liên tục giảm xuống, đến năm 2003, tỷ lệ bao phủ giảm xuống còn 22%.
Tính trung bình kể từ năm 1980 trở lại đây, diện tích san hô bao phủ giảm bình quân 1%/năm.
Các nhà khoa học suy đoán mấy năm gần đây diện tích san hô bao phủ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trung bình giảm hơn 3.000km2/năm, tốc độ giảm nhanh hơn nhiều so với tốc độ biến mất của các khu rừng nhiệt đới.
Điều tra cho thấy khí hậu toàn cầu ấm lên khiến nhiệt độ nước biển tăng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng sinh tồn của san hô xấu đi.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gồm sự phá hoại môi trường sinh tồn của san hô và biện pháp bảo vệ trạng thái sinh tồn của san hô chưa được quan tâm đúng mức./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)