Tổng cục đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị tổng rà soát, điều chỉnh, bổ sung, thay thế hệ thống biển báo hiệu đường bộ và hệ thống đảm bảo an toàn giao thông đường bộ chưa phù hợp với tiêu chuẩn trên toàn bộ các quốc lộ.
Theo đó, chỉ đưa vào khai thác những tuyến đường chuẩn về biển báo hiệu và hệ thống an toàn giao thông. Tổng cục đường bộ Việt Nam yêu cầu Cục Quản lý xây dựng đường bộ, Ban Quản lý dự án 2, 4, 5, 6, 7 và Trung tâm Kỹ thuật đường bộ tiến hành rà soát, kiểm tra hồ sơ mời thầu, chỉ dẫn (quy định) kỹ thuật thi công các dự án xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đường bộ.
Hạng mục phải rà soát là hệ thống biển báo hiệu đường bộ và hệ thống đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trong dự án.
Trong đó, hệ thống các cột km trên dải phân cách giữa, biển báo hiệu đường bộ trên giá long môn và công son, sơn kẻ đường, hộ lan tôn sóng, dải phân cách cứng, mềm, phải thực hiện đầu tư tuân theo đúng các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành.
Nếu xét thấy chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật này, phải đề nghị sửa lại thiết kế, điều chỉnh hạng mục chưa phù hợp. Ngoài ra, các đơn vị quản lý cũng phải tiến hành rà soát, tổng hợp báo cáo các dự án đường bộ trên hệ thống quốc lộ đã được thay đổi thiết kế, phê duyệt điều chỉnh phần biển báo hiệu đường bộ theo các quy định, tiêu chuẩn quốc gia.
Các sở giao thông vận tải, khu quản lý đường bộ phải phẩn trương tổng kiểm tra rà soát, thống kê chi tiết các biển cần phải điều chỉnh nội dung và kích thước hình vẽ, kích thước và khoảng cách các chữ cái, con số theo đúng quy định hiện hành.
Các sở cũng cần thống kê danh sách các biển báo cần bổ sung, điều chỉnh; rà soát các vị trí cắm biển báo hiệu tại lề đường trên các đoạn tuyến có thiết kế 4 làn xe trở lên mà người tham gia giao thông khó nhận biết cùng với đề xuất các vị trí bố trí cột công son hoặc giá long môn để thay thế các vị trí cắm biển báo hiệu tại lề đường; xác định cấp, loại đường để sử dụng màng phản quang cho phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về màng phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ.
Rà soát, thống kê chi tiết hệ thống sơn kẻ đường hiện có, đề xuất bổ sung những vị trí còn thiếu, điều chỉnh những vị trí chưa phù hợp; rà soát, thống kê chi tiết hệ thống hộ lan tôn sóng, dải phân cách và tường phòng hộ; thống kê khối lượng hộ lan tôn sóng sai quy cách cần điều chỉnh.
Trên cơ sở được giao nhiệm vụ quản lý, ủy thác quản lý, các đơn vị khẩn trương hoàn thành hồ sơ báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật “Thay thế biển báo hiệu đường bộ chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật” đối với một tuyến mẫu gửi về Tổng cục đường bộ Việt Nam để được xem xét phê duyệt trước ngày 30/5/2012; đồng thời, triển khai thi công hoàn thành trước ngày 20/8/2012.
Tổng cục đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác công trình giao thông đường bộ trên hệ thống quốc lộ theo hình thức BOT, BTO nghiêm túc thực hiện việc đầu tư thay thế đối với biển báo hiệu đường bộ và hệ thống đảm bảo an toàn giao thông đường bộ chưa đúng quy định.
Yêu cầu các đơn vị tư vấn thiết kế khi ký kết hợp đồng thiết kế kỹ thuật công trình giao thông đường bộ phải nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ nội dung về thiết kế hệ thống an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt là hệ thống biển báo hiệu đường bộ theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên.
Thời gian hoàn thành việc điều chỉnh, thay thế, bổ sung biển báo hiệu đường bộ và hệ thống đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ được phân làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn I, đến trước ngày 20/3/2013, công tác được triển khai thực hiện hoàn thành tối thiểu 50%. Trong đó, ưu tiên điều chỉnh, bổ sung, thay thế trên các quốc lộ có lưu lượng xe lớn, các tuyến đường tham gia Hiệp định tạo thuận lợi cho việc vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (biển báo hiệu AH).
Giai đoạn II, đến trước ngày 20/3/2014, hoàn thành 50% tổng số điều chỉnh, bổ sung, thay thế còn lại trên các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được giao quản lý. Sau khi điều chỉnh, thay thế hoàn thành 100% tổng số biển báo cần thay thế, tiến hành thực hiện tổng hợp phân tích, đánh giá chung trên từng tuyến, đoạn tuyến./.
Theo đó, chỉ đưa vào khai thác những tuyến đường chuẩn về biển báo hiệu và hệ thống an toàn giao thông. Tổng cục đường bộ Việt Nam yêu cầu Cục Quản lý xây dựng đường bộ, Ban Quản lý dự án 2, 4, 5, 6, 7 và Trung tâm Kỹ thuật đường bộ tiến hành rà soát, kiểm tra hồ sơ mời thầu, chỉ dẫn (quy định) kỹ thuật thi công các dự án xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng đường bộ.
Hạng mục phải rà soát là hệ thống biển báo hiệu đường bộ và hệ thống đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trong dự án.
Trong đó, hệ thống các cột km trên dải phân cách giữa, biển báo hiệu đường bộ trên giá long môn và công son, sơn kẻ đường, hộ lan tôn sóng, dải phân cách cứng, mềm, phải thực hiện đầu tư tuân theo đúng các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành.
Nếu xét thấy chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật này, phải đề nghị sửa lại thiết kế, điều chỉnh hạng mục chưa phù hợp. Ngoài ra, các đơn vị quản lý cũng phải tiến hành rà soát, tổng hợp báo cáo các dự án đường bộ trên hệ thống quốc lộ đã được thay đổi thiết kế, phê duyệt điều chỉnh phần biển báo hiệu đường bộ theo các quy định, tiêu chuẩn quốc gia.
Các sở giao thông vận tải, khu quản lý đường bộ phải phẩn trương tổng kiểm tra rà soát, thống kê chi tiết các biển cần phải điều chỉnh nội dung và kích thước hình vẽ, kích thước và khoảng cách các chữ cái, con số theo đúng quy định hiện hành.
Các sở cũng cần thống kê danh sách các biển báo cần bổ sung, điều chỉnh; rà soát các vị trí cắm biển báo hiệu tại lề đường trên các đoạn tuyến có thiết kế 4 làn xe trở lên mà người tham gia giao thông khó nhận biết cùng với đề xuất các vị trí bố trí cột công son hoặc giá long môn để thay thế các vị trí cắm biển báo hiệu tại lề đường; xác định cấp, loại đường để sử dụng màng phản quang cho phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về màng phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ.
Rà soát, thống kê chi tiết hệ thống sơn kẻ đường hiện có, đề xuất bổ sung những vị trí còn thiếu, điều chỉnh những vị trí chưa phù hợp; rà soát, thống kê chi tiết hệ thống hộ lan tôn sóng, dải phân cách và tường phòng hộ; thống kê khối lượng hộ lan tôn sóng sai quy cách cần điều chỉnh.
Trên cơ sở được giao nhiệm vụ quản lý, ủy thác quản lý, các đơn vị khẩn trương hoàn thành hồ sơ báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật “Thay thế biển báo hiệu đường bộ chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật” đối với một tuyến mẫu gửi về Tổng cục đường bộ Việt Nam để được xem xét phê duyệt trước ngày 30/5/2012; đồng thời, triển khai thi công hoàn thành trước ngày 20/8/2012.
Tổng cục đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác công trình giao thông đường bộ trên hệ thống quốc lộ theo hình thức BOT, BTO nghiêm túc thực hiện việc đầu tư thay thế đối với biển báo hiệu đường bộ và hệ thống đảm bảo an toàn giao thông đường bộ chưa đúng quy định.
Yêu cầu các đơn vị tư vấn thiết kế khi ký kết hợp đồng thiết kế kỹ thuật công trình giao thông đường bộ phải nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ nội dung về thiết kế hệ thống an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt là hệ thống biển báo hiệu đường bộ theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên.
Thời gian hoàn thành việc điều chỉnh, thay thế, bổ sung biển báo hiệu đường bộ và hệ thống đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ được phân làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn I, đến trước ngày 20/3/2013, công tác được triển khai thực hiện hoàn thành tối thiểu 50%. Trong đó, ưu tiên điều chỉnh, bổ sung, thay thế trên các quốc lộ có lưu lượng xe lớn, các tuyến đường tham gia Hiệp định tạo thuận lợi cho việc vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (biển báo hiệu AH).
Giai đoạn II, đến trước ngày 20/3/2014, hoàn thành 50% tổng số điều chỉnh, bổ sung, thay thế còn lại trên các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được giao quản lý. Sau khi điều chỉnh, thay thế hoàn thành 100% tổng số biển báo cần thay thế, tiến hành thực hiện tổng hợp phân tích, đánh giá chung trên từng tuyến, đoạn tuyến./.
Hồng Ninh (TTXVN)