Ngày 19/2 (tức mùng 10 Tết Nguyên đán) - là ngày vía Thần Tài, nên nhiều tiểu thương kinh doanh ngành hàng thủy hải sản ở các chợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung bán ra mặt hàng cá lóc và đa dạng hình thức phục vụ người tiêu dùng.
Theo đó, giá cá lóc tăng từ 10.000-20.000 đồng/kg so với ngày thường, cá lóc sống dao động ở mức 100.000-120.000 đồng/kg; còn cá lóc được nướng sẵn có giá rất phong phú: loại lớn 130.000-150.000 đồng/con, loại vừa khoảng 110.000 đồng/con, loại nhỏ 60.000-80.000 đồng/con.
Nếu không thích các sản phẩm cá lóc nướng sẵn, người tiêu dùng có thể mua cá sống và mang sang quầy nướng với tiền công 20.000 đồng/con. Ngoài mặt hàng cá lóc, các sản phẩm phục vụ cho ngày vía Thần Tài như trứng vịt, tôm, thịt lợn quay… cũng tăng giá đáng kể so với ngày thường, trong đó: thịt lợn quay loại đặc biệt có giá trung bình khoảng 200.000 đồng/kg, loại thường 140.000-150.000 đồng/kg; tôm sú 250.000 đồng/kg, tôm thè 220.000 đồng/kg…
Theo tín ngưỡng trong dân gian, ngày vía Thần Tài trong tháng Giêng rất quan trọng, mang ý nghĩa cầu may, tài lộc cho gia đình và hưng thịnh cho việc làm ăn.
Bên cạnh đó, sức tiêu thụ các mặt hàng thủy hải khác cũng tăng đáng kể, so với thời điểm trước Tết và giá cả duy trì ở mức cao, so với ngày thường. Bà Minh Hồng, tiểu thương chợ Nguyễn Văn Trỗi, quận 3, cho biết: Sau Tết, các mặt hàng thủy hải sản thường bán đắt, do người dân thay đổi thói quen ăn uống để cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, do ảnh hưởng của kỳ nghỉ lễ Tết, nguồn cung các sản phẩm tươi sống bị giảm, nên giá cả cao tăng cao cũng là điều hợp lý. Tuy nhiên, có một số mặt hàng có nguồn cung và giá ổn định như: cá thát lác 200.000-270.000 đồng/kg, cá hường 70.000 đồng/kg, cá basa 60.000 đồng/kg, cá hồi 50.000 đồng/kg…
Vào thời điểm này, hầu hết các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chợ và điểm bán hàng bình ổn tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở cửa kinh doanh và hoạt động trở lại như bình thường. So với mọi năm, nguồn cung thực phẩm sau Tết dồi dào và hệ thống phân phối được đảm bảo nên hoạt động bán buôn trên thị trường tương đối ổn định, chỉ riêng một số loại thực phẩm hút hàng có giá vẫn duy trì ở mức cao.
Tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn… lượng hàng hóa nhập về chợ ổn định, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, lượng hàng về chợ trung bình đạt trên 3.000 tấn/ngày, nhìn chung giá cả các mặt hàng rau củ đã giảm giá so với thời điểm cận Tết.
Riêng một số mặt hàng trái cây, hoa tươi, phục vụ cho nhu cầu cúng kiếng, lễ chùa của người dân nên hút hàng, giá tăng 5.000-10.000 đồng/kg. Còn tại nhiều chợ bán lẻ, giá những mặt hàng thịt gia súc, gia cầm tương đối ổn định: thịt lợn ba rọi 80.000 đồng/kg, sườn non 120.000 đồng/kg; thịt bò phi lê 230.000 đồng/kg, thịt bò bắp 180.000 đồng/kg; thịt gà ta 160.000 đồng, thịt gà thả vườn khoảng 100.000 đồng/kg…/.
Theo đó, giá cá lóc tăng từ 10.000-20.000 đồng/kg so với ngày thường, cá lóc sống dao động ở mức 100.000-120.000 đồng/kg; còn cá lóc được nướng sẵn có giá rất phong phú: loại lớn 130.000-150.000 đồng/con, loại vừa khoảng 110.000 đồng/con, loại nhỏ 60.000-80.000 đồng/con.
Nếu không thích các sản phẩm cá lóc nướng sẵn, người tiêu dùng có thể mua cá sống và mang sang quầy nướng với tiền công 20.000 đồng/con. Ngoài mặt hàng cá lóc, các sản phẩm phục vụ cho ngày vía Thần Tài như trứng vịt, tôm, thịt lợn quay… cũng tăng giá đáng kể so với ngày thường, trong đó: thịt lợn quay loại đặc biệt có giá trung bình khoảng 200.000 đồng/kg, loại thường 140.000-150.000 đồng/kg; tôm sú 250.000 đồng/kg, tôm thè 220.000 đồng/kg…
Theo tín ngưỡng trong dân gian, ngày vía Thần Tài trong tháng Giêng rất quan trọng, mang ý nghĩa cầu may, tài lộc cho gia đình và hưng thịnh cho việc làm ăn.
Bên cạnh đó, sức tiêu thụ các mặt hàng thủy hải khác cũng tăng đáng kể, so với thời điểm trước Tết và giá cả duy trì ở mức cao, so với ngày thường. Bà Minh Hồng, tiểu thương chợ Nguyễn Văn Trỗi, quận 3, cho biết: Sau Tết, các mặt hàng thủy hải sản thường bán đắt, do người dân thay đổi thói quen ăn uống để cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, do ảnh hưởng của kỳ nghỉ lễ Tết, nguồn cung các sản phẩm tươi sống bị giảm, nên giá cả cao tăng cao cũng là điều hợp lý. Tuy nhiên, có một số mặt hàng có nguồn cung và giá ổn định như: cá thát lác 200.000-270.000 đồng/kg, cá hường 70.000 đồng/kg, cá basa 60.000 đồng/kg, cá hồi 50.000 đồng/kg…
Vào thời điểm này, hầu hết các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chợ và điểm bán hàng bình ổn tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở cửa kinh doanh và hoạt động trở lại như bình thường. So với mọi năm, nguồn cung thực phẩm sau Tết dồi dào và hệ thống phân phối được đảm bảo nên hoạt động bán buôn trên thị trường tương đối ổn định, chỉ riêng một số loại thực phẩm hút hàng có giá vẫn duy trì ở mức cao.
Tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn… lượng hàng hóa nhập về chợ ổn định, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, lượng hàng về chợ trung bình đạt trên 3.000 tấn/ngày, nhìn chung giá cả các mặt hàng rau củ đã giảm giá so với thời điểm cận Tết.
Riêng một số mặt hàng trái cây, hoa tươi, phục vụ cho nhu cầu cúng kiếng, lễ chùa của người dân nên hút hàng, giá tăng 5.000-10.000 đồng/kg. Còn tại nhiều chợ bán lẻ, giá những mặt hàng thịt gia súc, gia cầm tương đối ổn định: thịt lợn ba rọi 80.000 đồng/kg, sườn non 120.000 đồng/kg; thịt bò phi lê 230.000 đồng/kg, thịt bò bắp 180.000 đồng/kg; thịt gà ta 160.000 đồng, thịt gà thả vườn khoảng 100.000 đồng/kg…/.
Mỹ Phương (TTXVN)