Trong hai ngày 22-23/1, đoàn Ngoại giao các nước Thường trực Ủy ban Di sản thế giới và đại diện một số quốc gia gồm các Đại sứ, phó Đại sứ, đại diện các nước Trung Quốc, Campuchia, Myanmar, Áo, Indonesia, Morocco, Liên bang Nga, Đức, Bỉ... đã đến tham quan và làm việc tại di sản quốc gia Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa).
Tham gia đoàn có Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO cùng nhiều nhà khoa học, chuyên gia thuộc các tổ chức trong và ngoài nước.
Trong chuyến tham quan và làm việc này, các nhà ngoại giao nước ngoài được cung cấp những thông tin cần thiết để có cái nhìn toàn diện về giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Thành Nhà Hồ.
Sáng 23/1, đoàn đã đến thăm thực địa tại di sản Thành Nhà Hồ, di tích đàn tế Nam Giao và các di tích vệ tinh của Thành Nhà Hồ. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã giới thiệu với các nhà ngoại giao về Di sản văn hóa quốc gia Thành Nhà Hồ.
Thành Nhà Hồ giữ vai trò là kinh đô đời nhà Hồ hay còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long-Hà Nội).
Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc đồ sộ bằng đá độc nhất vô nhị ở Việt Nam, 4 bên được bao quanh bằng tường đá, với tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp.
Từ năm 2004, các chuyên gia khảo cổ Nhật Bản cùng các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật bước đầu tại khu vực trung tâm của Thành nhà Hồ và đã tìm thấy dấu vết kiến trúc của cung điện nhà Hồ.
Đến cuộc khai quật tiếp theo trong năm 2010, tại khu vực Đàn tế Nam giao trong khu quần thể di tích thành Nhà Hồ, dưới mặt đất chừng 30cm đã xuất lộ nền móng kiến trúc và cấu trúc chính của Đàn Nam Giao.
Các nhà khoa học khẳng định đây là đàn tế duy nhất ở Việt Nam còn khá nguyên vẹn về mặt di tích và là Đàn Nam Giao có quy mô hoành tráng, hòa quyện giữa kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên.
Qua các đợt khai quật, hàng ngàn di vật đã xuất lộ, trong đó có một số di vật là đặc trưng riêng của di tích Thành Nhà Hồ như: gạch có chữ, ngói mũi sen, ngói âm dương, ngói bò, tiền đồng, đồ gốm cao cấp của Việt Nam, Trung Quốc... cho thấy sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia láng giềng với Việt Nam, giữa Nho giáo và Phật giáo.
Tỉnh Thanh Hóa đã giới thiệu tới Đoàn ngoại giao về quá trình lập, hoàn thành và trình UNESCO hồ sơ khoa học Thành Nhà Hồ và đề nghị UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Theo hồ sơ khoa học trình UNESCO, di sản văn hóa Thành Nhà Hồ là biểu hiện vật chất nổi bật về sự hòa hợp của các nền văn hóa trong quá khứ, phản ánh sự trao đổi quan trọng các giá trị của văn hóa Á Đông; Thành nhà Hồ là di sản được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Đây cũng là một dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại ngắn ngủi đã bị đứt đoạn do chiến tranh xâm lược; Thành Nhà Hồ cũng là một công trình có giá trị nổi bật toàn cầu với kiến trúc kiểu kinh thành phương Đông, vừa là trung tâm quyền lực, vừa là một pháo đài quân sự, thể hiện sự gắn kết tài tình giữa công trình kiến trúc với cảnh quan văn hóa và thiên nhiên.
Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, trải qua thời gian hơn 600 năm, đến nay Thành Nhà Hồ vẫn được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên còn hầu như nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất về cảnh quan cũng quy mô kiến trúc ở khu vực Đông Nam Á.
Sau khi tham quan thực tế, Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng hồ sơ và đề cử di sản, đồng thời nêu một số nhận xét của cá nhân bà sau chuyến tham quan Thành Nhà Hồ, bà Katherine Muller-Marin rất ấn tượng với việc xây Thành Nhà Hồ bằng việc gắn những phiến đá lớn lại với nhau mà không cần đến một chất kết dính nào trong một khoảng thời gian rất ngắn; ấn tượng với thiết kế đặc biệt của Đàn tế Nam Giao cũng như tư tưởng cách tân của vua Hồ Quý Ly và khẳng định đó là những điều rất quan trọng trong hồ sơ di sản Thành Nhà Hồ và trong lộ trình ghi danh Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.
Bà khẳng định chuyến thăm văn hóa này sẽ giúp Đoàn ngoại giao hiểu hơn về di sản Thành Nhà Hồ và là sự kết nối giữa Thành Nhà Hồ, Việt Nam với bạn bè thế giới.
Ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO khẳng định: Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, với nhiều giá trị vật thể và phi vật thể trong đó nổi bật là di tích Thành Nhà Hồ với những giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, kiến trúc.
Tỉnh Thanh Hóa đã và đang đi một chặng đường quan trọng trong hành trình đưa Thành Nhà Hồ trở thành Di sản văn hóa thế giới./.
Tham gia đoàn có Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO cùng nhiều nhà khoa học, chuyên gia thuộc các tổ chức trong và ngoài nước.
Trong chuyến tham quan và làm việc này, các nhà ngoại giao nước ngoài được cung cấp những thông tin cần thiết để có cái nhìn toàn diện về giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Thành Nhà Hồ.
Sáng 23/1, đoàn đã đến thăm thực địa tại di sản Thành Nhà Hồ, di tích đàn tế Nam Giao và các di tích vệ tinh của Thành Nhà Hồ. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã giới thiệu với các nhà ngoại giao về Di sản văn hóa quốc gia Thành Nhà Hồ.
Thành Nhà Hồ giữ vai trò là kinh đô đời nhà Hồ hay còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long-Hà Nội).
Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc đồ sộ bằng đá độc nhất vô nhị ở Việt Nam, 4 bên được bao quanh bằng tường đá, với tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp.
Từ năm 2004, các chuyên gia khảo cổ Nhật Bản cùng các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật bước đầu tại khu vực trung tâm của Thành nhà Hồ và đã tìm thấy dấu vết kiến trúc của cung điện nhà Hồ.
Đến cuộc khai quật tiếp theo trong năm 2010, tại khu vực Đàn tế Nam giao trong khu quần thể di tích thành Nhà Hồ, dưới mặt đất chừng 30cm đã xuất lộ nền móng kiến trúc và cấu trúc chính của Đàn Nam Giao.
Các nhà khoa học khẳng định đây là đàn tế duy nhất ở Việt Nam còn khá nguyên vẹn về mặt di tích và là Đàn Nam Giao có quy mô hoành tráng, hòa quyện giữa kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên.
Qua các đợt khai quật, hàng ngàn di vật đã xuất lộ, trong đó có một số di vật là đặc trưng riêng của di tích Thành Nhà Hồ như: gạch có chữ, ngói mũi sen, ngói âm dương, ngói bò, tiền đồng, đồ gốm cao cấp của Việt Nam, Trung Quốc... cho thấy sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia láng giềng với Việt Nam, giữa Nho giáo và Phật giáo.
Tỉnh Thanh Hóa đã giới thiệu tới Đoàn ngoại giao về quá trình lập, hoàn thành và trình UNESCO hồ sơ khoa học Thành Nhà Hồ và đề nghị UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Theo hồ sơ khoa học trình UNESCO, di sản văn hóa Thành Nhà Hồ là biểu hiện vật chất nổi bật về sự hòa hợp của các nền văn hóa trong quá khứ, phản ánh sự trao đổi quan trọng các giá trị của văn hóa Á Đông; Thành nhà Hồ là di sản được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Đây cũng là một dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại ngắn ngủi đã bị đứt đoạn do chiến tranh xâm lược; Thành Nhà Hồ cũng là một công trình có giá trị nổi bật toàn cầu với kiến trúc kiểu kinh thành phương Đông, vừa là trung tâm quyền lực, vừa là một pháo đài quân sự, thể hiện sự gắn kết tài tình giữa công trình kiến trúc với cảnh quan văn hóa và thiên nhiên.
Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, trải qua thời gian hơn 600 năm, đến nay Thành Nhà Hồ vẫn được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên còn hầu như nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất về cảnh quan cũng quy mô kiến trúc ở khu vực Đông Nam Á.
Sau khi tham quan thực tế, Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng hồ sơ và đề cử di sản, đồng thời nêu một số nhận xét của cá nhân bà sau chuyến tham quan Thành Nhà Hồ, bà Katherine Muller-Marin rất ấn tượng với việc xây Thành Nhà Hồ bằng việc gắn những phiến đá lớn lại với nhau mà không cần đến một chất kết dính nào trong một khoảng thời gian rất ngắn; ấn tượng với thiết kế đặc biệt của Đàn tế Nam Giao cũng như tư tưởng cách tân của vua Hồ Quý Ly và khẳng định đó là những điều rất quan trọng trong hồ sơ di sản Thành Nhà Hồ và trong lộ trình ghi danh Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.
Bà khẳng định chuyến thăm văn hóa này sẽ giúp Đoàn ngoại giao hiểu hơn về di sản Thành Nhà Hồ và là sự kết nối giữa Thành Nhà Hồ, Việt Nam với bạn bè thế giới.
Ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO khẳng định: Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, với nhiều giá trị vật thể và phi vật thể trong đó nổi bật là di tích Thành Nhà Hồ với những giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, kiến trúc.
Tỉnh Thanh Hóa đã và đang đi một chặng đường quan trọng trong hành trình đưa Thành Nhà Hồ trở thành Di sản văn hóa thế giới./.
Hoa Mai (TTXVN/Vietnam+)