Quan chức thương mại Anh tại Việt Nam và lãnh đạo công ty chuyên về đào tạo nhân lực và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin lạc quan về thị trường Việt Nam khi cho rằng Việt Nam là điểm đến chín muồi cho đầu tư thương mại của Anh.
Tại buổi hội thảo ngày 4/9 diễn ra ở London, ông Douglas Barnes, Tổng lãnh sự Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc phụ trách chương trình Xúc tiến và đầu tư của Anh (UKTI) tại Việt Nam cùng với ông Paul Smith, Giám đốc điều hành công ty Harvey Nash, đã có 12 năm hoạt động thành công tại Việt Nam, đã giới thiệu về các cơ hội đầu tư cũng như những thách thức tại Việt Nam cho các doanh nghiệp Anh.
Hơn 30 người đại diện cho nhiều công ty Anh đã đến dự hội thảo.
Cuộc hội thảo này do Phòng Thương mại và Công nghiệp London tổ chức trước khi một đoàn doanh nghiệp Anh lên đường sang tìm hiểu thị trường Việt Nam từ ngày 12-16/11 tới, do Paul Smith dẫn đầu.
Cả hai ông Douglas Barnes và Paul Smith đều nêu bật điểm mạnh của thị trường Việt Nam là có nền chính trị ổn định và môi trường an toàn; có vị trí chiến lược ở Đông Nam Á; có dân số trẻ, năng động và có học vấn.
Ngoài ra, Việt Nam còn là một thị trường nội địa tăng trưởng nhanh, tầng lớp trung lưu có sức mua cao; đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và đặc biệt trong năm 2010, hai nước Việt Nam và Anh đã ký hiệp định đối tác chiến lược nhằm nâng tầm quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư.
Ông Douglas còn cho biết thị trường Việt Nam liên tục trong ba năm được các doanh nghiệp Anh đánh giá là một trong những điểm đến đầu tư hàng đầu sau những nước trong khối Brics (gồm có Trung Quốc, Nga, Brazil và Ấn Độ).
Việt Nam cũng được đánh giá là một trong 17 thị trường tăng trưởng cao đối với các doanh nghiệp Anh.
Paul Smith đã hợp tác chặt chẽ với UKTI để hỗ trợ các doanh nghiệp Anh muốn thâm nhập vào thị trường các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ông là diễn giả thường xuyên của các hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư của Anh vào Việt Nam.
Paul nói rằng Việt Nam đã là một phần trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Anh khi họ mua gạo, hạt tiêu, cá da trơn, giày dép hay càphê của Việt Nam. Ông cũng chia sẻ niềm vui khi biết Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu càphê lớn nhất thế giới. Ông nói: “Bất cứ khi nào bạn vào Starbucks hay Caffe Nero, hãy nghĩ tới Việt Nam.”
Paul cũng cho biết Việt Nam là một thị trường phát triển công nghệ quan trọng: “Hơn một tỷ người nhận và gửi các cuộc gọi G3 đều dùng phần mềm được lập ở Việt Nam (Alcatel-Lucent). Gần một triệu người tìm được việc làm cũng sử dụng phần mềm phát triển ở Việt Nam (StepStone). Và đến năm 2015, cứ 1 trong 12 microchips sẽ được sản xuất tại Việt Nam (Intel).”
Qua thực tế hoạt động tại Việt Nam hơn một thập kỷ, ông cho rằng Việt Nam có cơ hội đầu tư ở các lĩnh vực như dịch vụ công nghệ thông tin và nghiên cứu và phát triển; bán lẻ, xây dựng/khai thác mỏ; sản xuất hàng tiêu dùng; năng lượng; outsourcing; dịch vụ tài chính; giáo dục và du lịch giải trí.
Ông cho biết Harvey Nash, 100% vốn đầu tư nước ngòai của Anh, đã làm ăn ở Việt Nam từ năm 2000, với mức tăng trưởng trung bình đạt 30%/năm.
Hiện nay công ty ông đang có 4.500 nhân viên Việt Nam làm việc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở 33 nước trên thế giới.
Ông cũng lưu ý các doanh nghiệp Anh về những thách thức khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam như thiếu nguồn nhân lực có trình độ quản lý cấp trung; cơ sở hạ tầng; sự thiếu nhất quán về các qui định và có tham nhũng ở mức thấp.
Anh xuất khẩu hàng hóa và dịch sang Việt Nam trị giá 520 triệu bảng (820 triệu USD) năm 2011, tăng 7,9% so với năm trước, trong khi đó hàng hóa và dịch vụ Việt Nam xuất khẩu sang Anh đạt 1,7 tỷ bảng, tăng 33% cùng kỳ.
Tính đến quý 1/2012, đầu tư trực tiếp của Anh vào Việt Nam là 153 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,7 tỷ USD, là nhà đầu tư lớn thứ ba của Châu Âu vào Việt Nam./.
Tại buổi hội thảo ngày 4/9 diễn ra ở London, ông Douglas Barnes, Tổng lãnh sự Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc phụ trách chương trình Xúc tiến và đầu tư của Anh (UKTI) tại Việt Nam cùng với ông Paul Smith, Giám đốc điều hành công ty Harvey Nash, đã có 12 năm hoạt động thành công tại Việt Nam, đã giới thiệu về các cơ hội đầu tư cũng như những thách thức tại Việt Nam cho các doanh nghiệp Anh.
Hơn 30 người đại diện cho nhiều công ty Anh đã đến dự hội thảo.
Cuộc hội thảo này do Phòng Thương mại và Công nghiệp London tổ chức trước khi một đoàn doanh nghiệp Anh lên đường sang tìm hiểu thị trường Việt Nam từ ngày 12-16/11 tới, do Paul Smith dẫn đầu.
Cả hai ông Douglas Barnes và Paul Smith đều nêu bật điểm mạnh của thị trường Việt Nam là có nền chính trị ổn định và môi trường an toàn; có vị trí chiến lược ở Đông Nam Á; có dân số trẻ, năng động và có học vấn.
Ngoài ra, Việt Nam còn là một thị trường nội địa tăng trưởng nhanh, tầng lớp trung lưu có sức mua cao; đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và đặc biệt trong năm 2010, hai nước Việt Nam và Anh đã ký hiệp định đối tác chiến lược nhằm nâng tầm quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư.
Ông Douglas còn cho biết thị trường Việt Nam liên tục trong ba năm được các doanh nghiệp Anh đánh giá là một trong những điểm đến đầu tư hàng đầu sau những nước trong khối Brics (gồm có Trung Quốc, Nga, Brazil và Ấn Độ).
Việt Nam cũng được đánh giá là một trong 17 thị trường tăng trưởng cao đối với các doanh nghiệp Anh.
Paul Smith đã hợp tác chặt chẽ với UKTI để hỗ trợ các doanh nghiệp Anh muốn thâm nhập vào thị trường các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ông là diễn giả thường xuyên của các hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư của Anh vào Việt Nam.
Paul nói rằng Việt Nam đã là một phần trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Anh khi họ mua gạo, hạt tiêu, cá da trơn, giày dép hay càphê của Việt Nam. Ông cũng chia sẻ niềm vui khi biết Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu càphê lớn nhất thế giới. Ông nói: “Bất cứ khi nào bạn vào Starbucks hay Caffe Nero, hãy nghĩ tới Việt Nam.”
Paul cũng cho biết Việt Nam là một thị trường phát triển công nghệ quan trọng: “Hơn một tỷ người nhận và gửi các cuộc gọi G3 đều dùng phần mềm được lập ở Việt Nam (Alcatel-Lucent). Gần một triệu người tìm được việc làm cũng sử dụng phần mềm phát triển ở Việt Nam (StepStone). Và đến năm 2015, cứ 1 trong 12 microchips sẽ được sản xuất tại Việt Nam (Intel).”
Qua thực tế hoạt động tại Việt Nam hơn một thập kỷ, ông cho rằng Việt Nam có cơ hội đầu tư ở các lĩnh vực như dịch vụ công nghệ thông tin và nghiên cứu và phát triển; bán lẻ, xây dựng/khai thác mỏ; sản xuất hàng tiêu dùng; năng lượng; outsourcing; dịch vụ tài chính; giáo dục và du lịch giải trí.
Ông cho biết Harvey Nash, 100% vốn đầu tư nước ngòai của Anh, đã làm ăn ở Việt Nam từ năm 2000, với mức tăng trưởng trung bình đạt 30%/năm.
Hiện nay công ty ông đang có 4.500 nhân viên Việt Nam làm việc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở 33 nước trên thế giới.
Ông cũng lưu ý các doanh nghiệp Anh về những thách thức khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam như thiếu nguồn nhân lực có trình độ quản lý cấp trung; cơ sở hạ tầng; sự thiếu nhất quán về các qui định và có tham nhũng ở mức thấp.
Anh xuất khẩu hàng hóa và dịch sang Việt Nam trị giá 520 triệu bảng (820 triệu USD) năm 2011, tăng 7,9% so với năm trước, trong khi đó hàng hóa và dịch vụ Việt Nam xuất khẩu sang Anh đạt 1,7 tỷ bảng, tăng 33% cùng kỳ.
Tính đến quý 1/2012, đầu tư trực tiếp của Anh vào Việt Nam là 153 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,7 tỷ USD, là nhà đầu tư lớn thứ ba của Châu Âu vào Việt Nam./.
Ngân Bình/London (Vietnam+)