Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP về việc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Về nguyên tắc xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động khi chuyển đổi, Nghị đinh nêu rõ doanh nghiệp có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả các khoản nợ thuế, ngân sách, nợ cán bộ, công nhân viên, thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Các khoản nợ phải trả không có người đỏi, giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn chủ sở hữu. Trường hợp công ty có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn thì được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
Ngoài ra, việc xử lý vốn tài sản, tài chính và lao động của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập tổ chức lại theo hình thức công ty mẹ-công ty con được thực hiện theo các nguyên tắc tất cả các tài sản của tổng công ty, đơn vị thành viên của tổng công ty khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị.
Theo Nghị định, tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của các đơn vị thành viên tổng công ty dự kiến chuyển đổi và hình thành công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, doanh nghiệp kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, đánh giá thực trạng để chuyển giao sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, doanh nghiệp chuyển đổi phải thống nhất với người có tài sản cho thuê, cho mượn, gửi giữ hộ, góp vốn liên doanh...để công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiếp tục kế thừa các hợp đồng đã ký hoặc thanh lý hợp đồng.
Tài sản không có nhu cầu sử dụng, ứ đọng, chờ thanh lý, hao hụt, mất mát, tổn thất thì doanh nghiệp nhượng bán, thanh lý xử lý theo chế độ quản lý hiện hành; tài sản dôi thừa, các doanh nghiệp hạch toán tăng vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động và sắp xếp lại công ty nhà nước./.
Về nguyên tắc xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động khi chuyển đổi, Nghị đinh nêu rõ doanh nghiệp có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả các khoản nợ thuế, ngân sách, nợ cán bộ, công nhân viên, thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Các khoản nợ phải trả không có người đỏi, giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn chủ sở hữu. Trường hợp công ty có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn thì được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
Ngoài ra, việc xử lý vốn tài sản, tài chính và lao động của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập tổ chức lại theo hình thức công ty mẹ-công ty con được thực hiện theo các nguyên tắc tất cả các tài sản của tổng công ty, đơn vị thành viên của tổng công ty khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị.
Theo Nghị định, tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của các đơn vị thành viên tổng công ty dự kiến chuyển đổi và hình thành công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, doanh nghiệp kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, đánh giá thực trạng để chuyển giao sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, doanh nghiệp chuyển đổi phải thống nhất với người có tài sản cho thuê, cho mượn, gửi giữ hộ, góp vốn liên doanh...để công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiếp tục kế thừa các hợp đồng đã ký hoặc thanh lý hợp đồng.
Tài sản không có nhu cầu sử dụng, ứ đọng, chờ thanh lý, hao hụt, mất mát, tổn thất thì doanh nghiệp nhượng bán, thanh lý xử lý theo chế độ quản lý hiện hành; tài sản dôi thừa, các doanh nghiệp hạch toán tăng vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động và sắp xếp lại công ty nhà nước./.
Hải Yến (Vietnam+)