Chưa bao giờ giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán lại rẻ đến thế, kể cả thời điểm khủng hoảng năm 2008 thị trường cũng chưa phải chứng kiến cảnh có như cổ phiếu VKP (Công ty cổ phần nhựa Tân Hóa) được giao dịch ở mức trăm đồng như hiện nay.
Trong bối cảnh lạm phát, đối với các bà nội trợ khái niệm trăm đồng gần đã xa dần với cuộc sống đời thường, và nghìn đồng dường như chỉ dùng cho những chi tiêu rất nhỏ như mua mớ rau, bó hành… Tuy nhiên, có thực tiễn khác đang diễn ra rất trái ngược, ở một khu chợ thuộc hàng cao cấp nhất trong nền kinh, nơi đó người ta mua bán quyền sở hữu tài sản của những doanh nghiệp “ưu tú” của quốc gia với những mức giá được cho là ‘bèo bọt”.
Thống kê vào thời điểm cuối tháng 11, trên hai sàn chứng khoán niêm yết có tới hơn 400 mã cổ phiếu về dưới mệnh giá, trong đó gần 200 mã cổ phiếu có giá giao dịch xung quanh mức 5.000 đồng trở xuống, với nhiều tên tuổi được giới đầu tư ưa chuộng trước đó như DAG (Công ty cổ phần nhựa Đông Á), VIP (Công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO), VHG (Công ty cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn), HBB (Ngân hàng Thương mại cổ phần nhà Hà Nội)….
Trấn an tâm lý
Trước tình trạng cổ phiếu công ty bị bán đổ, bán tháo với các mức giá như cho, không thể ngồi yên đứng nhìn tình cảnh này, nhiều ban điều hành doanh nghiệp đã có những động thái ra tay nhằm kêu gọi, trấn an tâm lý cho cổ đông của mình.
Vừa qua, Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (LSS-HoSE) đã tổ chức gặp gỡ với các cổ đông lớn. Tại cuộc gặp mặt, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty đã trực tiếp giải thích những lo lắng thắc mắc của cổ đông về các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành của LSS. Người đứng đầu doanh nghiệp này khẳng định mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đảm bảo trả cổ tức cho nhà đầu tư ở những năm tiếp theo luôn ở mức 25%.
Để chứng minh bằng hành động, ngày 29/11 ông Lê Văn Tam đã đăng ký mua vào 146.000 cổ phiếu LSS, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 1 triệu cổ phiếu (tương đương 2%).
Trung tuần tháng 11, Lê Viết Hải, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC-HoSE) cũng đã có thư gửi đến toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty, khẳng định tình hình kinh doanh của HBC là khả quan.
Theo ông Hải, lẽ nào một công ty như HBC có tài sản cũng như doanh số hơn 100 triệu USD và tiềm năng phát triển của còn rất lớn thì chỉ có giá trị thị trường chưa đầy 20 triệu USD? Và ông Hải nhấn mạnh, “Tôi có trách nhiệm giải thích sự việc, cũng như cùng với Hội đồng quản trị và Ban Điều hành tìm ra những giải pháp tốt nhất để giữ vững và nâng cao giá trị cổ phiếu của Hòa Bình, tránh thiệt hại cho nhà đầu tư.”
Bên cạnh các biện pháp tiếp xúc, trao đổi chia sẻ thông tin và những cam kết cá nhân từ những người đứng đầu doanh nghiệp, thì nhiều công ty khác cũng đã lựa chọn giải pháp củng cố niềm tin cho cổ đông bằng hành động thiết thực là tạm ứng cổ tức năm 2011 bằng tiền mặt ngay trong tháng 11 này, như các Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Miền Trung (PXM), Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP), Công ty cổ phần khoán sản Bình Định (BMC), Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)…
Tuy nhiên sau sự kiện này, giá của các mã cổ phiếu trên thị trường không có những chuyển động tích cực như sự mong đợi từ phía doanh nghiệp. Duy chỉ cổ phiếu HBC có một số chuyển biến tích cực, cụ thể từ ngày 14/11 đến 29/11 giá của HBC được nâng từ mức 18.700 đồng/cổ phiếu lên 22.700/cổ phiếu (tăng 21,4%), đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng trong điều kiện như thị trường èo uột như hiện nay.
Niềm tin và sự minh bạch
Ở mỗi vị trí trên thị trường lại có những hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau, mặc dù hầu hết các thành viên trên thị trường từ các chuyên gia đến các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức đều ghi nhận những hành động tích cực từ phía các doanh nghiệp niêm yết.
Theo ông Bùi Đình Như, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam, không thể phủ nhận các công ty làm ăn có hiệu quả. Tâm lý thị trường cũng đã quá đà, khi đẩy giá các mã cổ phiếu của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thực dương về dưới mệnh giá (như PMX trả cổ tức 2011 là 12% , được giao dịch với giá trên 7.000 đồng/cổ phiếu. mã PJT trả cổ tức đợt 1 là 6%, giá cổ phiếu 5.900 đồng/cổ phiếu, PTL tạm ứng cổ tức 4%, giá cổ phiếu 5.000 đồng/cổ phiếu). Nếu một doanh nghiệp thực hiện chia cổ tức cho cổ đông thì đó là tiền thật và cổ đông không có lý do gì phải nghi ngờ, bởi các hoạt động này đều được kiểm soát về mặt pháp lý.
Tuy nhiên do quá thấm thía về sự mất mát, nên những quyết định hành động của giới đầu tư đều hướng về thế phòng thủ và thận trọng. Ngoài ra, nhiều người trong số họ vẫn tỏ ra khá hoài nghi về các thông tin từ các doanh nghiệp, do cung cách quản trị của nhiều công ty còn yếu cộng thêm cách hoạt động đầu tư ngoài ngành tràn lan.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, nhà đầu tư tại Hà Nội chia sẻ, cả năm trở lại đây lúc nào nhìn vào thị trường cũng thấy chứng khoán đã rẻ, nhưng khi mua vào và càng giữ thì giá cổ phiếu lại càng rẻ hơn. Tài sản trong tài khoản ngày càng teo tóp, trong khi đó những thông tin về doanh nghiệp thì không dễ gì nắm bắt.
“Khi không còn niềm tin thì mình phải tự cứu tài sản trước khi quá muộn,” anh Tuấn đưa ra một vài dẫn chứng có tác động cộng hưởng tới tinh thần của anh trong điều kiện thị trường chứng khoán ảm đạm. “Báo cáo tài chính là hình ảnh tối thiểu về doanh nghiệp vậy mà sau khi soát xét của kiểm toán lại có không ít sự chênh lệch với báo cáo ban đầu."
Hay như, doanh nghiệp vẫn than giá cổ phiếu của họ đang bị định giá dưới giá trị, song tại sao những thành viên Hội đồng quản trị, những nhà quản lý cấp cao lại không thấy mua vào. Thậm chí có doanh nghiệp thông báo mua cổ phiếu quỹ rồi lại không mua… và rồi danh sách xử phạt vi phạm của các doanh nghiệp, các nhà quản trị từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước vẫn cứ tiếp tục dài thêm.
Đồng tình với quan điểm trên, anh Nguyễn Đình Khánh, một nhà đầu tư bám sàn từ thời kỳ đầu than thở: “Càng bắt đáy càng mất, đầu tư bao nhiêu tổn thất bấy nhiêu. Nguyên tắc mua cổ phiếu không phải chỉ chờ đợi để lấy cổ tức, mà mã chứng khoán đó phải có hoạt động kinh doanh ổn định, có vị thế lớn và triển vọng trong lĩnh vực kinh doanh chính…”
Đánh giá khách quan, ông John Dũng Trần, Giám đốc Công ty Nexus Consulting cho rằng, đáng lẽ các nhà quản trị phải tạo lập được mối quan hệ tốt với các cổ đông đồng thời phải xây dựng cơ cấu cổ đông lớn có cùng chung lý tưởng từ trước. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp niêm yết còn rất kém trong thực hiện các biện pháp về trách nhiệm hội đồng quản trị, công bố thông tin và sự minh bạch.
Thêm vào đó, các quy định tại các công ty về trách nhiệm cá nhân của các nhà quản trị là khá lỏng lẻo. Đây chính là những yếu tố tác động tiêu cực đến lòng tin của giới đầu tư, nhất là trong các giai đoạn thị trường khó khăn như hiện nay./.
Trong bối cảnh lạm phát, đối với các bà nội trợ khái niệm trăm đồng gần đã xa dần với cuộc sống đời thường, và nghìn đồng dường như chỉ dùng cho những chi tiêu rất nhỏ như mua mớ rau, bó hành… Tuy nhiên, có thực tiễn khác đang diễn ra rất trái ngược, ở một khu chợ thuộc hàng cao cấp nhất trong nền kinh, nơi đó người ta mua bán quyền sở hữu tài sản của những doanh nghiệp “ưu tú” của quốc gia với những mức giá được cho là ‘bèo bọt”.
Thống kê vào thời điểm cuối tháng 11, trên hai sàn chứng khoán niêm yết có tới hơn 400 mã cổ phiếu về dưới mệnh giá, trong đó gần 200 mã cổ phiếu có giá giao dịch xung quanh mức 5.000 đồng trở xuống, với nhiều tên tuổi được giới đầu tư ưa chuộng trước đó như DAG (Công ty cổ phần nhựa Đông Á), VIP (Công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO), VHG (Công ty cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn), HBB (Ngân hàng Thương mại cổ phần nhà Hà Nội)….
Trấn an tâm lý
Trước tình trạng cổ phiếu công ty bị bán đổ, bán tháo với các mức giá như cho, không thể ngồi yên đứng nhìn tình cảnh này, nhiều ban điều hành doanh nghiệp đã có những động thái ra tay nhằm kêu gọi, trấn an tâm lý cho cổ đông của mình.
Vừa qua, Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (LSS-HoSE) đã tổ chức gặp gỡ với các cổ đông lớn. Tại cuộc gặp mặt, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty đã trực tiếp giải thích những lo lắng thắc mắc của cổ đông về các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành của LSS. Người đứng đầu doanh nghiệp này khẳng định mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đảm bảo trả cổ tức cho nhà đầu tư ở những năm tiếp theo luôn ở mức 25%.
Để chứng minh bằng hành động, ngày 29/11 ông Lê Văn Tam đã đăng ký mua vào 146.000 cổ phiếu LSS, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 1 triệu cổ phiếu (tương đương 2%).
Trung tuần tháng 11, Lê Viết Hải, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC-HoSE) cũng đã có thư gửi đến toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty, khẳng định tình hình kinh doanh của HBC là khả quan.
Theo ông Hải, lẽ nào một công ty như HBC có tài sản cũng như doanh số hơn 100 triệu USD và tiềm năng phát triển của còn rất lớn thì chỉ có giá trị thị trường chưa đầy 20 triệu USD? Và ông Hải nhấn mạnh, “Tôi có trách nhiệm giải thích sự việc, cũng như cùng với Hội đồng quản trị và Ban Điều hành tìm ra những giải pháp tốt nhất để giữ vững và nâng cao giá trị cổ phiếu của Hòa Bình, tránh thiệt hại cho nhà đầu tư.”
Bên cạnh các biện pháp tiếp xúc, trao đổi chia sẻ thông tin và những cam kết cá nhân từ những người đứng đầu doanh nghiệp, thì nhiều công ty khác cũng đã lựa chọn giải pháp củng cố niềm tin cho cổ đông bằng hành động thiết thực là tạm ứng cổ tức năm 2011 bằng tiền mặt ngay trong tháng 11 này, như các Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Miền Trung (PXM), Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP), Công ty cổ phần khoán sản Bình Định (BMC), Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)…
Tuy nhiên sau sự kiện này, giá của các mã cổ phiếu trên thị trường không có những chuyển động tích cực như sự mong đợi từ phía doanh nghiệp. Duy chỉ cổ phiếu HBC có một số chuyển biến tích cực, cụ thể từ ngày 14/11 đến 29/11 giá của HBC được nâng từ mức 18.700 đồng/cổ phiếu lên 22.700/cổ phiếu (tăng 21,4%), đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng trong điều kiện như thị trường èo uột như hiện nay.
Niềm tin và sự minh bạch
Ở mỗi vị trí trên thị trường lại có những hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau, mặc dù hầu hết các thành viên trên thị trường từ các chuyên gia đến các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức đều ghi nhận những hành động tích cực từ phía các doanh nghiệp niêm yết.
Theo ông Bùi Đình Như, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam, không thể phủ nhận các công ty làm ăn có hiệu quả. Tâm lý thị trường cũng đã quá đà, khi đẩy giá các mã cổ phiếu của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thực dương về dưới mệnh giá (như PMX trả cổ tức 2011 là 12% , được giao dịch với giá trên 7.000 đồng/cổ phiếu. mã PJT trả cổ tức đợt 1 là 6%, giá cổ phiếu 5.900 đồng/cổ phiếu, PTL tạm ứng cổ tức 4%, giá cổ phiếu 5.000 đồng/cổ phiếu). Nếu một doanh nghiệp thực hiện chia cổ tức cho cổ đông thì đó là tiền thật và cổ đông không có lý do gì phải nghi ngờ, bởi các hoạt động này đều được kiểm soát về mặt pháp lý.
Tuy nhiên do quá thấm thía về sự mất mát, nên những quyết định hành động của giới đầu tư đều hướng về thế phòng thủ và thận trọng. Ngoài ra, nhiều người trong số họ vẫn tỏ ra khá hoài nghi về các thông tin từ các doanh nghiệp, do cung cách quản trị của nhiều công ty còn yếu cộng thêm cách hoạt động đầu tư ngoài ngành tràn lan.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, nhà đầu tư tại Hà Nội chia sẻ, cả năm trở lại đây lúc nào nhìn vào thị trường cũng thấy chứng khoán đã rẻ, nhưng khi mua vào và càng giữ thì giá cổ phiếu lại càng rẻ hơn. Tài sản trong tài khoản ngày càng teo tóp, trong khi đó những thông tin về doanh nghiệp thì không dễ gì nắm bắt.
“Khi không còn niềm tin thì mình phải tự cứu tài sản trước khi quá muộn,” anh Tuấn đưa ra một vài dẫn chứng có tác động cộng hưởng tới tinh thần của anh trong điều kiện thị trường chứng khoán ảm đạm. “Báo cáo tài chính là hình ảnh tối thiểu về doanh nghiệp vậy mà sau khi soát xét của kiểm toán lại có không ít sự chênh lệch với báo cáo ban đầu."
Hay như, doanh nghiệp vẫn than giá cổ phiếu của họ đang bị định giá dưới giá trị, song tại sao những thành viên Hội đồng quản trị, những nhà quản lý cấp cao lại không thấy mua vào. Thậm chí có doanh nghiệp thông báo mua cổ phiếu quỹ rồi lại không mua… và rồi danh sách xử phạt vi phạm của các doanh nghiệp, các nhà quản trị từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước vẫn cứ tiếp tục dài thêm.
Đồng tình với quan điểm trên, anh Nguyễn Đình Khánh, một nhà đầu tư bám sàn từ thời kỳ đầu than thở: “Càng bắt đáy càng mất, đầu tư bao nhiêu tổn thất bấy nhiêu. Nguyên tắc mua cổ phiếu không phải chỉ chờ đợi để lấy cổ tức, mà mã chứng khoán đó phải có hoạt động kinh doanh ổn định, có vị thế lớn và triển vọng trong lĩnh vực kinh doanh chính…”
Đánh giá khách quan, ông John Dũng Trần, Giám đốc Công ty Nexus Consulting cho rằng, đáng lẽ các nhà quản trị phải tạo lập được mối quan hệ tốt với các cổ đông đồng thời phải xây dựng cơ cấu cổ đông lớn có cùng chung lý tưởng từ trước. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp niêm yết còn rất kém trong thực hiện các biện pháp về trách nhiệm hội đồng quản trị, công bố thông tin và sự minh bạch.
Thêm vào đó, các quy định tại các công ty về trách nhiệm cá nhân của các nhà quản trị là khá lỏng lẻo. Đây chính là những yếu tố tác động tiêu cực đến lòng tin của giới đầu tư, nhất là trong các giai đoạn thị trường khó khăn như hiện nay./.
Linh Chi (Vietnam+)