Từ ngày 27-28/9, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hội nghị "Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội nghị nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, đồng thời giảm thiểu rủi ro khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới.
Đây cũng là một trong những hoạt động tăng cường triển khai “Đề án về thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu."
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết Đề án về thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một giải pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động thương mại quốc gia.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một loại hình bảo hiểm phức tạp và chưa phổ biến trên thị trường Việt Nam, nên đòi hỏi có hỗ trợ ban đầu của Nhà nước, phối hợp của các cơ quan quản lý và sự hưởng ứng tích cực từ doanh nghiệp bảo hiểm, xuất khẩu.
Theo ông Phạm Đình Trọng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm, Đề án thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được khởi động từ năm 2011, với thời gian triển khai là ba năm và mục tiêu đạt tối đa 3% kim ngạch xuất khẩu.
Trong đó, đối tượng được hỗ trợ khi tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu gồm các thương nhân xuất khẩu hàng hóa thuộc 23 ngành hàng như thủy sản, gạo, càphê, dệt may, giày dép…
Tuy nhiên, gần hai năm thực hiện đề án, chỉ mới đạt 0,02% kim ngạch xuất khẩu, tính riêng 9 tháng đầu năm 2012, có 6 hợp đồng được ký kết với giá trị 471 tỷ đồng, cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn rất hạn chế và một số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được lợi ích của loại bảo hiểm này.
Bà Trần Thị Minh Nguyệt, đại diện công ty xuất khẩu càphê Long Nguyệt, cho biết bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và loại trừ những rủi ro trong giao thương, nhưng hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu với hợp đồng vừa và nhỏ, lợi nhuận không cao nên ngại tham gia các hình thức bảo hiểm.
Bên cạnh đó, những mặt hàng xuất khẩu luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt tại các thị trường quốc tế, việc tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ làm tăng chi phí, giá thành và giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.
Nhiều doanh nghiệp khác cho rằng việc tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng thương mại rất cần thiết đối với những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đây cũng là xu hướng tất yếu của thị trường, nhưng với giá các sản phẩm bảo hiểm khá cao, thì doanh nghiệp phải cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro.
Đồng thời, mức hỗ trợ của đề án là 20% và doanh nghiệp chịu 80%, chưa phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay, cơ quan quản lý nên có phương án tăng mức hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận bảo hiểm tín dụng xuất khẩu./.
Hội nghị nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, đồng thời giảm thiểu rủi ro khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới.
Đây cũng là một trong những hoạt động tăng cường triển khai “Đề án về thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu."
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết Đề án về thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một giải pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động thương mại quốc gia.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một loại hình bảo hiểm phức tạp và chưa phổ biến trên thị trường Việt Nam, nên đòi hỏi có hỗ trợ ban đầu của Nhà nước, phối hợp của các cơ quan quản lý và sự hưởng ứng tích cực từ doanh nghiệp bảo hiểm, xuất khẩu.
Theo ông Phạm Đình Trọng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm, Đề án thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được khởi động từ năm 2011, với thời gian triển khai là ba năm và mục tiêu đạt tối đa 3% kim ngạch xuất khẩu.
Trong đó, đối tượng được hỗ trợ khi tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu gồm các thương nhân xuất khẩu hàng hóa thuộc 23 ngành hàng như thủy sản, gạo, càphê, dệt may, giày dép…
Tuy nhiên, gần hai năm thực hiện đề án, chỉ mới đạt 0,02% kim ngạch xuất khẩu, tính riêng 9 tháng đầu năm 2012, có 6 hợp đồng được ký kết với giá trị 471 tỷ đồng, cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn rất hạn chế và một số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được lợi ích của loại bảo hiểm này.
Bà Trần Thị Minh Nguyệt, đại diện công ty xuất khẩu càphê Long Nguyệt, cho biết bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và loại trừ những rủi ro trong giao thương, nhưng hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu với hợp đồng vừa và nhỏ, lợi nhuận không cao nên ngại tham gia các hình thức bảo hiểm.
Bên cạnh đó, những mặt hàng xuất khẩu luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt tại các thị trường quốc tế, việc tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ làm tăng chi phí, giá thành và giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.
Nhiều doanh nghiệp khác cho rằng việc tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng thương mại rất cần thiết đối với những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đây cũng là xu hướng tất yếu của thị trường, nhưng với giá các sản phẩm bảo hiểm khá cao, thì doanh nghiệp phải cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro.
Đồng thời, mức hỗ trợ của đề án là 20% và doanh nghiệp chịu 80%, chưa phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay, cơ quan quản lý nên có phương án tăng mức hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận bảo hiểm tín dụng xuất khẩu./.
Mỹ Phương (TTXVN)