Trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long-Cà Mau 2011, sáng 20/10, Diễn đàn doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long với chủ đề “Liên kết, hợp tác, phát triển” đã diễn ra tại khách sạn BEST thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau).
Phát biểu tại diễn đàn, ông Phạm Thành Tươi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau nhấn mạnh việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vì Đồng bằng sông Cửu Long có dân số lên tới 17 triệu người, hàng năm đóng góp 20% GDP cả nước, là vùng có sản lượng thủy sản và lúa gạo lớn nhất nước.
Hợp tác giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gắn với sự liên kết chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất nước.
Tại Diễn đàn doanh nghiệp năm nay, đa số các đại biểu đều nhất trí thực hiện 3 giải pháp lớn nhằm phát triển doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là thành lập Hội đồng hiệp hội doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long để hợp tác doanh nghiệp, đề xuất các chiến lược và chính sách cũng như lộ trình thích hợp liên kết ngành nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu chủ lực của vùng; nghiên cứu thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư giữa Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long và ASEAN; thành lập Ban chỉ đạo đầu mối để chỉ đạo vùng, hướng tới phát triển bền vững.
Những năm qua, đồng hành cùng với cả nước, đội ngũ doanh nhân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Đến nay đã có 44.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký kinh doanh lên tới 356.000 tỷ đồng.
Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng, quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp cũng phát triển tương ứng. Nhiều doanh nghiệp nay đã trở thành tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn.
Đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng chứng tỏ vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý nhất trí cho rằng sau những năm gia nhập WTO, doanh nghiệp cả nước cũng như Đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều thuận lợi và thách thức.
Nhất là những năm gần đây, những bất ổn của kinh tế toàn cầu, tình hình lạm phát và biến động giá cả, lãi suất tín dụng cao… đang gây khó khăn lớn đối với doanh nghiệp.
Về chủ quan, bản thân doanh nghiệp trong khu vực còn tồn tại nhiều bất cập, đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ sức cạnh tranh còn yếu, sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, thậm chí có nhiều doanh nghiệp thua lỗ, nợ nần…/.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Phạm Thành Tươi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau nhấn mạnh việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vì Đồng bằng sông Cửu Long có dân số lên tới 17 triệu người, hàng năm đóng góp 20% GDP cả nước, là vùng có sản lượng thủy sản và lúa gạo lớn nhất nước.
Hợp tác giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gắn với sự liên kết chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất nước.
Tại Diễn đàn doanh nghiệp năm nay, đa số các đại biểu đều nhất trí thực hiện 3 giải pháp lớn nhằm phát triển doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là thành lập Hội đồng hiệp hội doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long để hợp tác doanh nghiệp, đề xuất các chiến lược và chính sách cũng như lộ trình thích hợp liên kết ngành nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu chủ lực của vùng; nghiên cứu thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư giữa Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long và ASEAN; thành lập Ban chỉ đạo đầu mối để chỉ đạo vùng, hướng tới phát triển bền vững.
Những năm qua, đồng hành cùng với cả nước, đội ngũ doanh nhân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Đến nay đã có 44.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký kinh doanh lên tới 356.000 tỷ đồng.
Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng, quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp cũng phát triển tương ứng. Nhiều doanh nghiệp nay đã trở thành tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn.
Đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng chứng tỏ vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý nhất trí cho rằng sau những năm gia nhập WTO, doanh nghiệp cả nước cũng như Đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều thuận lợi và thách thức.
Nhất là những năm gần đây, những bất ổn của kinh tế toàn cầu, tình hình lạm phát và biến động giá cả, lãi suất tín dụng cao… đang gây khó khăn lớn đối với doanh nghiệp.
Về chủ quan, bản thân doanh nghiệp trong khu vực còn tồn tại nhiều bất cập, đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ sức cạnh tranh còn yếu, sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, thậm chí có nhiều doanh nghiệp thua lỗ, nợ nần…/.
Trần Thành Nên (TTXVN/Vietnam+)