"Chắp nối cung cầu hàng hóa giữa các cơ sở sản xuất hàng hóa công nghiệp nông thôn với các kênh phân phối hàng hóa nội địa truyền thống và hiện đại khu vực miền Trung và Tây Nguyên" là chủ đề chính tại Hội nghị do Cục Công nghệ địa phương-Vụ thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương tổ chức ngày 30/11 tại Đà Nẵng.
Đại biểu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong khu vực, các doanh nghiệp, các hội, hiệp hội ngành nghề đã trao đổi về đòi hỏi của người tiêu dùng với chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất tự tính toán và định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp phân phối khi đưa hàng đến với người tiêu dùng.
Đồng thời, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, trao đổi về thực trạng và những giải pháp thiết thực nhất để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt sản phẩm công nghiệp nông thôn qua các kênh phân phối truyền thống và hiện đại của các doanh nghiệp phân phối...
Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hàng tồn kho nhiều, sức mua yếu, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư sản xuất, giá cả hàng hóa biến động tăng, nhất là các mặt hàng xăng dầu, điện, than... đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng trong vùng.
Tuy nhiên, tính chung so với cùng kỳ năm 2011, chỉ số sản xuất công nghiệp vùng miền Trung và Tây Nguyên tăng 10,24% (cả nước tăng 4,5%). Một số mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm công nghiệp thế mạnh của vùng có sản lượng tăng khá cao so với cùng kỳ như cao lanh, cát tự nhiên, chè, càphê bột, hạt điều chế biến, chế biến gỗ, sản phẩm may mặc, phân bón NPK, đường tinh chế, điều xuất khẩu, tinh bột sắn, gỗ tinh chế xuất khẩu, đá Granit, phân vi sinh, điện sản xuất, càphê nhân, hải sản khô, đông lạnh...
Hoạt động thương mại trên địa bàn các tỉnh trong vùng vẫn được duy trì ở mức tăng trưởng khá, các chương trình khuyến mại, giảm giá diễn ra thường xuyên. Khai thác thị trường nội địa bằng các biện pháp tích cực như tuyên truyền và triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam," tổ chức các phiên chợ Việt, bán hàng lưu động. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ của toàn vùng tăng 20,54% so với cùng kỳ năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20,41%.
Các tỉnh đã tìm các giải pháp giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp đã nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, tăng cường tìm kiếm thị trường. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và ổn định hơn. Phát triển công nghiệp địa phương đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết lao động nông nhàn, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ các doanh nghiệp cải tạo, đổi mới máy móc thiết bị, tiếp cận công nghệ mới, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc phát triển các cụm công nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động. Hạ tầng thương mại có bước phát triển đáng kể, nhiều chợ đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, khang trang; siêu thị tổng hợp, chuyên doanh được đầu tư xây dựng và kinh doanh có hiệu quả. Ngoại thương có chuyển biến tích cực, tăng nhanh về kim ngạch, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và ổn định hơn.
Để hoàn thành kế hoạch năm 2012, các doanh nghiệp trong vùng tiếp tục tập trung mọi nỗ lực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý; triển khai giải pháp hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ theo quy hoạch, đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm.
Đồng thời, các doanh nghiệp tăng cường kết nối hoạt động công thương giữa các địa phương liền kề và trong toàn vùng; đẩy mạnh liên kết vùng, kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất và thương mại để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".../.
Đại biểu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong khu vực, các doanh nghiệp, các hội, hiệp hội ngành nghề đã trao đổi về đòi hỏi của người tiêu dùng với chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất tự tính toán và định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp phân phối khi đưa hàng đến với người tiêu dùng.
Đồng thời, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, trao đổi về thực trạng và những giải pháp thiết thực nhất để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt sản phẩm công nghiệp nông thôn qua các kênh phân phối truyền thống và hiện đại của các doanh nghiệp phân phối...
Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hàng tồn kho nhiều, sức mua yếu, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư sản xuất, giá cả hàng hóa biến động tăng, nhất là các mặt hàng xăng dầu, điện, than... đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng trong vùng.
Tuy nhiên, tính chung so với cùng kỳ năm 2011, chỉ số sản xuất công nghiệp vùng miền Trung và Tây Nguyên tăng 10,24% (cả nước tăng 4,5%). Một số mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm công nghiệp thế mạnh của vùng có sản lượng tăng khá cao so với cùng kỳ như cao lanh, cát tự nhiên, chè, càphê bột, hạt điều chế biến, chế biến gỗ, sản phẩm may mặc, phân bón NPK, đường tinh chế, điều xuất khẩu, tinh bột sắn, gỗ tinh chế xuất khẩu, đá Granit, phân vi sinh, điện sản xuất, càphê nhân, hải sản khô, đông lạnh...
Hoạt động thương mại trên địa bàn các tỉnh trong vùng vẫn được duy trì ở mức tăng trưởng khá, các chương trình khuyến mại, giảm giá diễn ra thường xuyên. Khai thác thị trường nội địa bằng các biện pháp tích cực như tuyên truyền và triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam," tổ chức các phiên chợ Việt, bán hàng lưu động. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ của toàn vùng tăng 20,54% so với cùng kỳ năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20,41%.
Các tỉnh đã tìm các giải pháp giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp đã nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, tăng cường tìm kiếm thị trường. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và ổn định hơn. Phát triển công nghiệp địa phương đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết lao động nông nhàn, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ các doanh nghiệp cải tạo, đổi mới máy móc thiết bị, tiếp cận công nghệ mới, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc phát triển các cụm công nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động. Hạ tầng thương mại có bước phát triển đáng kể, nhiều chợ đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, khang trang; siêu thị tổng hợp, chuyên doanh được đầu tư xây dựng và kinh doanh có hiệu quả. Ngoại thương có chuyển biến tích cực, tăng nhanh về kim ngạch, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và ổn định hơn.
Để hoàn thành kế hoạch năm 2012, các doanh nghiệp trong vùng tiếp tục tập trung mọi nỗ lực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý; triển khai giải pháp hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ theo quy hoạch, đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm.
Đồng thời, các doanh nghiệp tăng cường kết nối hoạt động công thương giữa các địa phương liền kề và trong toàn vùng; đẩy mạnh liên kết vùng, kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất và thương mại để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".../.
Văn Sơn (TTXVN)