Ông Phạm Ngọc Thạch, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong 5 nước có mức độ rủi ro thiên tai cao nhất thế giới. Thực tế, rủi ro thiên tai đã làm 70% dân số phải chịu ảnh hưởng nặng nề, trong đó có khoảng 326 nghìn doanh nghiệp, chiếm hơn 80% lực lượng lao động và 40% GDP.
Thống kê tại một số tỉnh miền Trung của Quỹ châu Á cho thấy, có tới 85% doanh nghiệp đã bị bão tấn công, 45% bị lũ lụt, 12% bị lốc xoáy trong năm 2012. Cùng với đó, khoảng 60% doanh nghiệp đã bị thiệt hại, trong đó 5% doanh nghiệp bị thiệt hại rất nặng nề, 30% ở mức nặng nề về nhà xưởng, thiết bị và hàng hóa...
“Rủi ro thiên tai cũng đã tác động mạnh trên diện rộng như cơ sở hạ tầng, giao thông, điện nước và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp chưa có cách tiếp cận tổng thể phù hợp để ứng phó,” ông Thạch nhìn nhận.
Ông Thạch cũng cho biết, các doanh nghiệp hiện còn thiếu kiến thức và kỹ năng về quản lý rủi ro thiên tai. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm về rủi ro thiên tai chưa nhiều, trong khi năng lực còn hạn chế.
Cho đến nay, các dự án về quản lý rủi ro thiên tai vẫn chưa gắn kết được các khối doanh nghiệp, hoặc chưa để ý một cách phù hợp đến vai trò của khối doanh nghiệp. Thêm nữa, các quy định và nguồn lực chủ yếu tập trung vào ứng phó và giải quyết hậu quả, chưa tập trung tương xứng vào khâu chuẩn bị ứng phó.
[Thiệt hại do thiên tai ước tính gần 74.000 tỷ đồng]
Qua những tổn thất nêu trên, ông Thạch cho rằng Việt Nam cần có những kế hoạch tổng thể như: Lập kế hoạch sản xuất liên tục cho doanh nghiệp; triển khai nhiều chương trình đào tạo tập huấn cho khối doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng trong việc phòng tránh rủi ro thiên tai.
“Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc tiếp cận với những thông tin, chủ trương, chính sách của Nhà nước và địa phương về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai,” ông Thạch khuyến nghị.
Nhìn nhận thực tế trên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho rằng nâng cao năng lực thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu là mục tiêu hàng đầu, nhằm hướng tới xóa đói giảm nghèo, bảo đảm bình đẳng giới, an sinh xã hội và sức khỏe cộng đồng…
Do vậy, “các hoạt động triển khai tăng cường năng lực giám sát biến đổi khí hậu, năng lực dự báo, cảnh báo thời tiết cũng sẽ được ưu tiên thực hiện, nhằm phục vụ hiệu quả công tác phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. Qua đó giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra đối với cộng đồng,” Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh./.
Thống kê tại một số tỉnh miền Trung của Quỹ châu Á cho thấy, có tới 85% doanh nghiệp đã bị bão tấn công, 45% bị lũ lụt, 12% bị lốc xoáy trong năm 2012. Cùng với đó, khoảng 60% doanh nghiệp đã bị thiệt hại, trong đó 5% doanh nghiệp bị thiệt hại rất nặng nề, 30% ở mức nặng nề về nhà xưởng, thiết bị và hàng hóa...
“Rủi ro thiên tai cũng đã tác động mạnh trên diện rộng như cơ sở hạ tầng, giao thông, điện nước và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp chưa có cách tiếp cận tổng thể phù hợp để ứng phó,” ông Thạch nhìn nhận.
Ông Thạch cũng cho biết, các doanh nghiệp hiện còn thiếu kiến thức và kỹ năng về quản lý rủi ro thiên tai. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm về rủi ro thiên tai chưa nhiều, trong khi năng lực còn hạn chế.
Cho đến nay, các dự án về quản lý rủi ro thiên tai vẫn chưa gắn kết được các khối doanh nghiệp, hoặc chưa để ý một cách phù hợp đến vai trò của khối doanh nghiệp. Thêm nữa, các quy định và nguồn lực chủ yếu tập trung vào ứng phó và giải quyết hậu quả, chưa tập trung tương xứng vào khâu chuẩn bị ứng phó.
[Thiệt hại do thiên tai ước tính gần 74.000 tỷ đồng]
Qua những tổn thất nêu trên, ông Thạch cho rằng Việt Nam cần có những kế hoạch tổng thể như: Lập kế hoạch sản xuất liên tục cho doanh nghiệp; triển khai nhiều chương trình đào tạo tập huấn cho khối doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng trong việc phòng tránh rủi ro thiên tai.
“Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc tiếp cận với những thông tin, chủ trương, chính sách của Nhà nước và địa phương về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai,” ông Thạch khuyến nghị.
Nhìn nhận thực tế trên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho rằng nâng cao năng lực thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu là mục tiêu hàng đầu, nhằm hướng tới xóa đói giảm nghèo, bảo đảm bình đẳng giới, an sinh xã hội và sức khỏe cộng đồng…
Do vậy, “các hoạt động triển khai tăng cường năng lực giám sát biến đổi khí hậu, năng lực dự báo, cảnh báo thời tiết cũng sẽ được ưu tiên thực hiện, nhằm phục vụ hiệu quả công tác phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. Qua đó giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra đối với cộng đồng,” Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh./.
Hùng Võ (Vietnam+)