Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đại diện lãnh đạo nhiềuban, bộ, ngành Trung ương cùng tham dự.
Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân doChủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc trình bày tại buổi làm việc cho thấy thực hiện côngcuộc đổi mới, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở đườngcho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển, Đảng, Nhà nước đã tạo mọi điều kiện đểcác doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển kinh tế-xã hội đấtnước.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển nhanh về số lượng vàchuyển biến về chất lượng, nhất là từ khi có Luật Công ty và Luật Doanh nghiệptư nhân (năm 1999). Đến tháng 9/2011 cả nước có trên 600.000 doanh nghiệp đăngký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (2005), 1 triệu hộ kinh doanh cá thể, 133ngàn hợp tác xã và trang trại, khoảng 2 triệu doanh nhân.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tham gia thúc đẩy nhanh sự nghiệpcông nghiệp hóa hiện đại hóa, đóng góp tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việclàm, xóa đói giảm nghèo...
Khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 70% nguồn thu ngân sách nhà nước, thuhút 7,4 triệu lao động, đóng góp tích cực vào tiến trình hội nhập kinh tế quốctế của đất nước, góp phần tham mưu xây dựng đường lối, chính sách pháp luật củaĐảng, Nhà nước, bảo đảm mọi doanh nghiệp đều hoạt động bình đẳng trước phápluật.
Tại buổi làm việc, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, các ban, bộ,ngành hữu quan đã tập trung thảo luận về những vấn đề cần quan tâm giải quyết,nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinhdoanh, cạnh tranh bình đẳng, xây dựng và phát huy vai trò, đóng góp của đội ngũdoanh nhân đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệTổ quốc.
Các đại biểu cũng thảo luận về việc tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạocủa Đảng, công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp; việc phát triển các hiệphội doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, tiêu chí đánh giá, tôn vinh, khen thưởng,đào tạo doanh nhân.
Có ý kiến đề nghị cần bảo đảm bình đẳng giới trong kinh doanh, tạo điềukiện thuận lợi cho nữ doanh nhân tham gia hoạt động kinh tế, nâng cao vai tròphụ nữ trong gia đình và xã hội.
Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, nhằmbảo đảm bình đẳng giới, nhưng việc thực hiện trong cuộc sống còn hạn chế. Bêncạnh đó, cần tăng cường phối hợp, giải quyết hài hòa các vụ ngừng việc tập thể,bảo đảm quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng khẳng định sự quan tâm của Đảng, Chínhphủ trong việc tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho đội ngũ doanh nhânphát triển.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệpViệt Nam, như hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh, năng suất laođộng thấp. Trình độ công nghệ, quản trị doanh nghiệp, công tác cán bộ, kỹ nănglao động còn hạn chế.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại tư tưởng e ngại đối với doanh nghiệp tư nhân,cần tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp cùng cạnh tranh bình đẳng, lànhmạnh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; khuyến khích việc sử dụngcông nghệ cao.
Về phương hướng sắp tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh 3 khâu đột phá là đẩy mạnhphát triển cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng giáodục-đào tạo. Chính phủ sẽ tập trung xây dựng chương trình hành động thực hiệnNghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị vừa ban hành, nhằm tạo điều kiện cho độingũ doanh nhân phát triển.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuậnlợi cho đội ngũ doanh nhân phát triển lớn mạnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng,hiệu quả, sức cạnh tranh, sự phát triển nhanh, bền vững, độc lập, tự chủ của nềnkinh tế. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng làtrách nhiệm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và bản thân mỗi doanhnghiệp, doanh nhân.
Trong quá trình đổi mới, phát triển của đất nước, vai trò,vị trí của đội ngũ doanh nhân ngày càng được coi trọng và đã được xác định rõtrong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, doanh nhân Việt Nam càng cần có năng lực,trình độ quản lý kinh doanh giỏi, có phẩm chất đạo đức, trách nhiệm xã hội vàtinh thần dân tộc cao....
Tổng Bí thư chỉ rõ khác với các nước khác, ở Việt Nam phát triển kinh tếthị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi vớitiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.
Bởi vậy, doanh nhân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh cần có ý chí,quyết tâm làm giàu chính đáng, đồng thời tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo,bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ địa cáchmạng...
Việc tham gia công tác xã hội từ thiện không phải để đánh bóng mình, màxuất phát từ cái tâm trong sáng, với tinh thần doanh nhân Việt Nam, tinh thầncủa người lính Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế. Để hoàn thành mục tiêu đưa Việt Namcơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, cần sự đồngtâm nhất trí, nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân và dân, trong đó cầncó đội ngũ doanh nhân lớn mạnh. Tuy nhiên, đội ngũ doanh nhân không thể pháttriển nếu tách rời người lao động, do vậy cùng với xây dựng, phát triển đội ngũdoanh nhân, cần hết sức quan tâm chăm lo người lao động.
Ghi nhận những đề xuất, kiến nghị xác đáng của đại diện các hiệp hội,doanh nghiệp, Tổng Bí thư cũng nhất trí cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện cơ chếchính sách, luật pháp, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng, thuận lợicho đội ngũ doanh nhân phát triển.
Tổng Bí thư lưu ý VCCI cần phát huy hơn nữa vai trò của một tổ chức chínhtrị - xã hội - nghề nghiệp, tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, tổchức xúc tiến thương mại - đầu tư và hỗ trợ phát triển kinh doanh, phát huy hơnnữa vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế-xã hộiđất nước nhanh và bền vững./.