Tập đoàn kinh doanh siêu thị lớn nhất nước Anh Tesco ngày 5/6 công bố kết quả kinh doanh trong quý 1/2013, theo đó doanh số bán hàng của tập đoàn giảm ở hầu hết các thị trường trên thế giới kể cả ở thị trường trong nước.
Theo báo cáo kinh doanh, doanh số bán hàng của Tesco ở châu Âu giảm tới 5,5%, trong khi doanh số bán hàng ở châu Á giảm 3,8% và ở Anh là 1%.
Doanh số của Tesco ở châu Á giảm mạnh do Hàn Quốc - thị trường lớn nhất ở nước ngoài của tập đoàn - áp dụng quy định mới về giờ mở cửa vào Chủ Nhật. Theo quy định này, mỗi tháng các siêu thị của Tesco sẽ phải đóng cửa vào hai ngày Chủ Nhật - vốn là những ngày thu hút nhiều khách hàng nhất - và chỉ được mở cửa từ 8 giờ sáng đến nửa đêm.
Trong khi đó, doanh số bán hàng ở châu Âu vẫn đang phải chịu áp lực từ tình hình kinh tế bất ổn ở lục địa này. Đối với thị trường "đảo quốc sương mù," doanh số của Tesco bị sụt giảm một phần do ảnh hưởng tiêu cực từ vụ bê bối "thịt ngựa giả thịt bò" nổ ra hồi tháng Một và lan ra khắp các nước châu Âu.
Trong số các thị trường nước ngoài, chỉ có Malaysia và Hungary báo cáo doanh số bán hàng tăng, còn Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường có doanh số sụt giảm mạnh nhất, với 15,5%.
Hiện nay, tập đoàn bán lẻ lớn thứ 3 thế giới này, sau Wal-Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) đang kinh doanh tại 11 thị trường nước ngoài, không kể Mỹ - nơi tập đoàn vừa quyết định rút khỏi thị trường này sau nhiều năm làm ăn thua lỗ.
Đây là kết quả kinh doanh đáng thất vọng của Tesco, nhất là sau khi tập đoàn này hồi tháng Tư vừa qua báo cáo lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 120 triệu bảng (192 triệu USD) trong tài khóa 2012-2013 (kết thúc ngày 13/2), giảm tới 95,7 % so với tài khóa trước.
Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số bán hàng ở Anh sụt giảm mạnh, trong khi tập đoàn lại phải chịu thiệt hại 1,2 tỷ bảng (1,92 tỷ USD) sau khi đóng cửa 199 cửa hàng tiện ích Fresh & Easy ở Mỹ.
Ngoài ra, giá trị tài sản của Tesco cũng bị giảm 804 triệu bảng (1,28 tỷ USD) trong danh mục đầu tư bất động sản sau khi tập đoàn này quyết định không xây dựng thêm các siêu thị và cửa hàng tiện ích trên hơn 100 địa điểm được Tesco mua trong thời kỳ bùng nổ bất động sản cách đây 5 năm.
Mặc dù vẫn chiếm thị phần lớn ở "xứ sở sương mù," nhưng Tesco đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ như Asda, Morrisons và Sainsbury's.
Năm ngoái, Giám đốc điều hành Philip Clarke cũng đã cam kết đầu tư 1 tỷ bảng (1,55 tỷ USD) để nâng cấp các siêu thị và của hàng của tập đoàn cũng như cải thiện dịch vụ khách hành nhằm duy trì ưu thế trong cuộc chiến thương mại với các đối thủ này./.
Theo báo cáo kinh doanh, doanh số bán hàng của Tesco ở châu Âu giảm tới 5,5%, trong khi doanh số bán hàng ở châu Á giảm 3,8% và ở Anh là 1%.
Doanh số của Tesco ở châu Á giảm mạnh do Hàn Quốc - thị trường lớn nhất ở nước ngoài của tập đoàn - áp dụng quy định mới về giờ mở cửa vào Chủ Nhật. Theo quy định này, mỗi tháng các siêu thị của Tesco sẽ phải đóng cửa vào hai ngày Chủ Nhật - vốn là những ngày thu hút nhiều khách hàng nhất - và chỉ được mở cửa từ 8 giờ sáng đến nửa đêm.
Trong khi đó, doanh số bán hàng ở châu Âu vẫn đang phải chịu áp lực từ tình hình kinh tế bất ổn ở lục địa này. Đối với thị trường "đảo quốc sương mù," doanh số của Tesco bị sụt giảm một phần do ảnh hưởng tiêu cực từ vụ bê bối "thịt ngựa giả thịt bò" nổ ra hồi tháng Một và lan ra khắp các nước châu Âu.
Trong số các thị trường nước ngoài, chỉ có Malaysia và Hungary báo cáo doanh số bán hàng tăng, còn Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường có doanh số sụt giảm mạnh nhất, với 15,5%.
Hiện nay, tập đoàn bán lẻ lớn thứ 3 thế giới này, sau Wal-Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) đang kinh doanh tại 11 thị trường nước ngoài, không kể Mỹ - nơi tập đoàn vừa quyết định rút khỏi thị trường này sau nhiều năm làm ăn thua lỗ.
Đây là kết quả kinh doanh đáng thất vọng của Tesco, nhất là sau khi tập đoàn này hồi tháng Tư vừa qua báo cáo lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 120 triệu bảng (192 triệu USD) trong tài khóa 2012-2013 (kết thúc ngày 13/2), giảm tới 95,7 % so với tài khóa trước.
Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số bán hàng ở Anh sụt giảm mạnh, trong khi tập đoàn lại phải chịu thiệt hại 1,2 tỷ bảng (1,92 tỷ USD) sau khi đóng cửa 199 cửa hàng tiện ích Fresh & Easy ở Mỹ.
Ngoài ra, giá trị tài sản của Tesco cũng bị giảm 804 triệu bảng (1,28 tỷ USD) trong danh mục đầu tư bất động sản sau khi tập đoàn này quyết định không xây dựng thêm các siêu thị và cửa hàng tiện ích trên hơn 100 địa điểm được Tesco mua trong thời kỳ bùng nổ bất động sản cách đây 5 năm.
Mặc dù vẫn chiếm thị phần lớn ở "xứ sở sương mù," nhưng Tesco đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ như Asda, Morrisons và Sainsbury's.
Năm ngoái, Giám đốc điều hành Philip Clarke cũng đã cam kết đầu tư 1 tỷ bảng (1,55 tỷ USD) để nâng cấp các siêu thị và của hàng của tập đoàn cũng như cải thiện dịch vụ khách hành nhằm duy trì ưu thế trong cuộc chiến thương mại với các đối thủ này./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)