Hãng nghiên cứu Gartner vừa công bố bản nghiên cứu mới của họ, qua đó chỉ ra rằng nhạc trực tuyến là lĩnh vực thu được nhiều tiền nhất từ người tiêu dùng, so với các mảng hoạt động thu phí khác trên Internet.
Gartner cho hay, lượng tiền đổ vào nhạc trực tuyến sẽ đạt mức 6,3 tỷ USD trong năm nay, lớn hơn so với mức 5,9 tỷ USD của năm 2010.
Phó chủ tịch Mike McGuire của Gartner bày tỏ: “Trong bối cảnh người tiêu dùng đang ngày càng có nhiều lựa chọn với các thiết bị có khả năng kết nối Internet, như tablet hay smartphone, thì lĩnh vực nhạc trực tuyến nói riêng và nội dung số nói chung chính là mảng được quan tâm và thu hút nhiều người tiêu dùng đổ tiền vào.”
“Những nhà hoạt động trong nghành công nghiệp âm nhạc đang phải đối mặt với những thay đổi khó lường, và không thể biết trước được tương lai của nghành này sẽ như thế nào trước sự thay đổi liên tục của công nghệ. Dù vậy, trong vòng 4-5 năm tới, nhạc trực tuyến sẽ có sức tăng trưởng rất ổn định,” McGuire cho biết thêm.
Gartner chỉ ra rằng, sức tăng trưởng trong tiêu thụ nội dung số đang chậm lại ở những khu vực có nền công nghệ phát triển mạnh như Mỹ, Tây Âu, Châu Á-Thái Bình Dương và Nhật Bản.
Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thuộc về Trung Đông, Châu Phi và Mỹ Latinh./.
Gartner cho hay, lượng tiền đổ vào nhạc trực tuyến sẽ đạt mức 6,3 tỷ USD trong năm nay, lớn hơn so với mức 5,9 tỷ USD của năm 2010.
Phó chủ tịch Mike McGuire của Gartner bày tỏ: “Trong bối cảnh người tiêu dùng đang ngày càng có nhiều lựa chọn với các thiết bị có khả năng kết nối Internet, như tablet hay smartphone, thì lĩnh vực nhạc trực tuyến nói riêng và nội dung số nói chung chính là mảng được quan tâm và thu hút nhiều người tiêu dùng đổ tiền vào.”
“Những nhà hoạt động trong nghành công nghiệp âm nhạc đang phải đối mặt với những thay đổi khó lường, và không thể biết trước được tương lai của nghành này sẽ như thế nào trước sự thay đổi liên tục của công nghệ. Dù vậy, trong vòng 4-5 năm tới, nhạc trực tuyến sẽ có sức tăng trưởng rất ổn định,” McGuire cho biết thêm.
Gartner chỉ ra rằng, sức tăng trưởng trong tiêu thụ nội dung số đang chậm lại ở những khu vực có nền công nghệ phát triển mạnh như Mỹ, Tây Âu, Châu Á-Thái Bình Dương và Nhật Bản.
Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thuộc về Trung Đông, Châu Phi và Mỹ Latinh./.
Văn Hưng (Vietnam+)