Nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tiện nghi Môi trường toàn cầu (GEF) cho biết thay đổi đèn chiếu sáng từ bóng điện nóng sáng sang bóng điện sử dụng năng lượng hiệu quả hơn có thể giúp các nước Đông Nam Á tiết kiệm 1,6 tỷ USD chi phí sử dụng điện mỗi năm.
Tại hội thảo do UNDP và GEF đồng tổ chức tại Singapore, các nước Đông Nam Á đã ủng hộ chương trình từ bỏ dần các đèn điện nóng sáng và chuyển sang các loại bóng điện sử dụng năng lượng ít hơn và hiệu quả hơn.
Đây là một trong những biện pháp dễ dàng nhất và hiệu quả, vừa giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, vừa giảm lượng năng lượng và chi phí sử dụng chúng.
Tiến trình chuyển đổi toàn cầu về sử dụng hiệu quả năng lượng chiếu sáng khởi nguồn từ chính sách chung toàn cầu, bao gồm các tiêu chuẩn sử dụng tối thiểu năng lượng, các cơ chế kiểm soát chất lượng, các chính sách và các thủ tục liên quan tất cả các khía cạnh của các sản phẩm thay thế, kể cả việc thải loại và tái chế thích hợp.
Nghiên cứu của UNDP và GEF cho biết nếu không chuyển sang sử dụng bóng điện hiệu quả năng lượng, lượng điện năng sử dụng cho chiếu sáng trên toàn cầu sẽ tăng thêm 60% vào năm 2030.
Trong 11 nước Đông Nam Á được khảo sát, lượng điện tiêu thụ sử dụng bóng điện nóng sáng lên tới 2.500 MW và thải ra 16 triệu tấn CO2/năm.
Nếu chuyển dần sang các loại bóng điện sử dụng hiệu quả, các nước này sẽ tiết kiệm được 1.900 MW năng lượng và giảm 11,8 triệu tấn khí thải CO2, tương đương với lượng khí thải của 2,9 triệu ôtô chạy trên đường.
Thực tế, Philippines là nước đầu tiên ở châu Á chuyển sang sử dụng đèn điện tiết kiệm năng lượng từ năm 2005. Lượng điện sử dụng cho đèn nóng sáng hiện nay ở Lào là 20%, ở Indonesia là 8% và ở Việt Nam là 2,5% trong tổng tiêu thụ điện quốc gia.
UNEP và GEF đã thành lập Trung tâm hỗ trợ về chiếu sáng hiệu quả, gồm các chuyên gia quốc tế hàng đầu, để hướng dẫn và hỗ trợ công nghệ cho các nước nhằm phát triển chiến lược chiếu sáng quốc gia đạt kết quả tốt.
Các chương trình giám sát và thực thi chiến lược này theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, loại trừ các sản phẩm chiếu sáng kém chất lượng ra khỏi thị trường và trong các chương trình công như quản lý đèn chiếu sáng từ thu thập, sử dụng bền vững và tái chế bóng đèn đã qua sử dụng./.
Tại hội thảo do UNDP và GEF đồng tổ chức tại Singapore, các nước Đông Nam Á đã ủng hộ chương trình từ bỏ dần các đèn điện nóng sáng và chuyển sang các loại bóng điện sử dụng năng lượng ít hơn và hiệu quả hơn.
Đây là một trong những biện pháp dễ dàng nhất và hiệu quả, vừa giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, vừa giảm lượng năng lượng và chi phí sử dụng chúng.
Tiến trình chuyển đổi toàn cầu về sử dụng hiệu quả năng lượng chiếu sáng khởi nguồn từ chính sách chung toàn cầu, bao gồm các tiêu chuẩn sử dụng tối thiểu năng lượng, các cơ chế kiểm soát chất lượng, các chính sách và các thủ tục liên quan tất cả các khía cạnh của các sản phẩm thay thế, kể cả việc thải loại và tái chế thích hợp.
Nghiên cứu của UNDP và GEF cho biết nếu không chuyển sang sử dụng bóng điện hiệu quả năng lượng, lượng điện năng sử dụng cho chiếu sáng trên toàn cầu sẽ tăng thêm 60% vào năm 2030.
Trong 11 nước Đông Nam Á được khảo sát, lượng điện tiêu thụ sử dụng bóng điện nóng sáng lên tới 2.500 MW và thải ra 16 triệu tấn CO2/năm.
Nếu chuyển dần sang các loại bóng điện sử dụng hiệu quả, các nước này sẽ tiết kiệm được 1.900 MW năng lượng và giảm 11,8 triệu tấn khí thải CO2, tương đương với lượng khí thải của 2,9 triệu ôtô chạy trên đường.
Thực tế, Philippines là nước đầu tiên ở châu Á chuyển sang sử dụng đèn điện tiết kiệm năng lượng từ năm 2005. Lượng điện sử dụng cho đèn nóng sáng hiện nay ở Lào là 20%, ở Indonesia là 8% và ở Việt Nam là 2,5% trong tổng tiêu thụ điện quốc gia.
UNEP và GEF đã thành lập Trung tâm hỗ trợ về chiếu sáng hiệu quả, gồm các chuyên gia quốc tế hàng đầu, để hướng dẫn và hỗ trợ công nghệ cho các nước nhằm phát triển chiến lược chiếu sáng quốc gia đạt kết quả tốt.
Các chương trình giám sát và thực thi chiến lược này theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, loại trừ các sản phẩm chiếu sáng kém chất lượng ra khỏi thị trường và trong các chương trình công như quản lý đèn chiếu sáng từ thu thập, sử dụng bền vững và tái chế bóng đèn đã qua sử dụng./.
(TTXVN/Vietnam+)