Nhu cầu cá tra, basa trên thị trường là rất lớn, nhưng cái còn thiếu chính là các sản phẩm có nhãn mác thân thiện môi trường, những tiêu chuẩn được đề ra sẽ là cách tốt nhất để bổ sung cho sự thiếu hụt này.
Tiến sĩ Flavio Corsin, Điều phối viên của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã nhận định như vậy tại “Đối thoại nuôi cá tra, basa” (PAD) diễn ra tại thành phố Cần Thơ ngày 4/3.
Đây là cuộc đối thoại cuối cùng để xem xét hoàn thành bản tiêu chuẩn toàn cầu về nuôi cá tra-basa, mà các tiêu chuẩn này người nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long còn thiếu.
Theo tiến sĩ Flavio Corsin, hiện nay, nuôi cá tra, basa là một trong những hình thức nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh nhất trên thế giới, trong đó 90% hoạt động nuôi diễn ra ở Việt Nam.
Sự bùng nổ về công nghiệp thủy sản nuôi cá tra, basa không chỉ đặt ra nhiều thách thức cho nghề nuôi mà còn đe dọa vấn đề sức khỏe tiêu dùng và an toàn môi sinh.
Nhiều ý kiến cho rằng, để nghề nuôi cá tra, basa phát triển bền vững, điều đầu tiên người nuôi cá cần làm là phải có trại cá theo đúng tiêu chuẩn của PAD.
Theo PAD, để sản phẩm được công nhận và phát triển bền vững nghề nuôi, người nuôi cá tra, basa ở Đồng bằng sông Cửu Long còn phải làm rất nhiều việc mới có thể thích hợp với những quy chuẩn ràng buộc khác.
Dự kiến những tiêu chuẩn này sẽ được hoàn thiện vào khoảng tháng 5 tới.
“Đối thoại nuôi cá Tra-Ba Sa” được bắt đầu vào năm 2007, là hoạt động do ban điều phối gồm các chuyên gia của WWF nhằm lấy ý kiến rộng rãi từ những nông dân nuôi cá tra, basa quy mô nhỏ của Việt Nam và Bangladesh để hoàn thiện bộ tiêu chuẩn nuôi hai loại cá trên hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Đối thoại này kết thúc ngày 5/3./.
Tiến sĩ Flavio Corsin, Điều phối viên của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã nhận định như vậy tại “Đối thoại nuôi cá tra, basa” (PAD) diễn ra tại thành phố Cần Thơ ngày 4/3.
Đây là cuộc đối thoại cuối cùng để xem xét hoàn thành bản tiêu chuẩn toàn cầu về nuôi cá tra-basa, mà các tiêu chuẩn này người nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long còn thiếu.
Theo tiến sĩ Flavio Corsin, hiện nay, nuôi cá tra, basa là một trong những hình thức nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh nhất trên thế giới, trong đó 90% hoạt động nuôi diễn ra ở Việt Nam.
Sự bùng nổ về công nghiệp thủy sản nuôi cá tra, basa không chỉ đặt ra nhiều thách thức cho nghề nuôi mà còn đe dọa vấn đề sức khỏe tiêu dùng và an toàn môi sinh.
Nhiều ý kiến cho rằng, để nghề nuôi cá tra, basa phát triển bền vững, điều đầu tiên người nuôi cá cần làm là phải có trại cá theo đúng tiêu chuẩn của PAD.
Theo PAD, để sản phẩm được công nhận và phát triển bền vững nghề nuôi, người nuôi cá tra, basa ở Đồng bằng sông Cửu Long còn phải làm rất nhiều việc mới có thể thích hợp với những quy chuẩn ràng buộc khác.
Dự kiến những tiêu chuẩn này sẽ được hoàn thiện vào khoảng tháng 5 tới.
“Đối thoại nuôi cá Tra-Ba Sa” được bắt đầu vào năm 2007, là hoạt động do ban điều phối gồm các chuyên gia của WWF nhằm lấy ý kiến rộng rãi từ những nông dân nuôi cá tra, basa quy mô nhỏ của Việt Nam và Bangladesh để hoàn thiện bộ tiêu chuẩn nuôi hai loại cá trên hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Đối thoại này kết thúc ngày 5/3./.
Thanh Sang (Vietnam+)