Trong khuôn khổ Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 4, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 và các Hội nghị liên quan, tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 22-28/8, đã diễn ra các Hội nghị Tham vấn của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các đối tác.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, Chủ tịch Hội nghị AEM-42 Vũ Huy Hoàng.
- ASEAN hiện đã ký một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia như Trung Quốc, Australia và New Zealand. Vậy thời gian tới, ASEAN cần làm gì để các Hiệp định này mang lại hiệu quả lớn hơn?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: ASEAN đã ký kết FTA với sáu đối tác lớn trong khu vực Đông Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Tác động của các FTA này đối với ASEAN cũng khác nhau những hầu hết đều chứng tỏ có tác động tích cực đến hoạt động thương mại của ASEAN.
Trung Quốc vươn lên là đối tác lớn nhất của ASEAN với kim ngạch 178 tỷ USD, Nhật Bản là đối tác lớn thứ ba đạt 161 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác lớn thứ sáu của ASEAN với kim ngạch 74 tỷ USD. Ấn Độ, Australia và New Zealand cũng là một trong 10 đối tác quan trọng nhất của ASEAN.
Sự hình thành các FTA đã mang lại hiệu quả tốt cho xuất khẩu của ASEAN như FTA với Hàn Quốc, Nhật Bản. Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi khá tốt từ các FTA mà ASEAN đã ký kết.
Cụ thể, Việt Nam có 27,8% giá trị hàng xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng thuế suất ưu đãi theo AJCEP; 21% xuất khẩu sang Trung Quốc cũng đủ tiêu chuẩn hưởng ưu đãi theo Hiệp định ACFTA và tới 79% kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng đang hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định AKFTA.
Để các Hiệp định FTA phát huy hiệu quả hơn nữa đối với ASEAN, điều quan trọng bây giờ là ASEAN cần có một chiến lược nhất quán, dài hạn nhằm hội tụ hay hài hòa các quy định và luật lệ giữa các FTA, khắc phục các khác biệt giữa các Hiệp định FTA.
Với lợi thế là khu vực giao thoa giữa những FTA trong khu vực, ASEAN có đầy đủ điều kiện để phát huy lợi thế trung tâm của mình, tận dụng tốt nhất các ưu đãi thuế trong FTA. Điều này tạo ra hiệu ứng cộng hưởng lợi ích giữa các FTA. Các doanh nghiệp là đối tượng hưởng lợi cuối cùng sẽ được tạo thuận lợi tối đa khi có thể đồng thời khai thác các lợi ích của FTA của ASEAN.
- Trong thời gian Hội nghị có Phiên tham vấn giữa AEM-Nga, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã thảo luận các nội dung hợp tác gì với Nga?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Với tư cách là chủ nhà, Việt Nam đã phối hợp quan điểm, thúc đẩy để tổ chức tham vấn ASEAN-Nga. Đây là lần đầu tiên ASEAN và Nga tổ chức tham vấn ở cấp Bộ trưởng Kinh tế, phản ánh thực tiễn quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư ngày càng phát triển giữa hai bên.
Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư này chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. ASEAN và Nga đều là những đối tác thương mại lớn trên thế giới, nhưng năm 2009 kim ngạch thương mại ASEAN-Nga mới đạt 6,76 tỷ USD, tương đương 0,4% tổng kim ngạch thương mại ASEAN.
Trên cơ sở đó, tại hội nghị lần này các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Nga đã thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, tạo tiền đề hướng tới quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa ASEAN và đối tác quan trọng này.
Dự kiến ASEAN và Nga sẽ xây dựng "Lộ trình về hợp tác kinh tế và thương mại ASEAN-Nga," tạo khung khổ để triển khai các chương trình hợp tác giữa hai bên. Việc triển khai thảo luận Lộ trình này sẽ được báo cáo lên các nhà Lãnh đạo ASEAN và Nga tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga vào tháng Mười tới.
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã thảo luận các nội dung hợp tác gì với EU, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: EU là đối tác kinh tế, thương mại lớn thứ hai của ASEAN. Năm 2009, kim ngach xuất khẩu của ASEAN sang EU đạt khoảng 93 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt khoảng 78,8 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 171,8 tỷ USD, chiếm 11,2% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN.
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Cao ủy Thương mại EU đã thảo luận sáng kiến "Đối thoại thương mại ASEAN-EU," tạo khuôn khổ cho hàng loạt các hoạt động trao đổi, hợp tác giữa hai bên. Đáng chú nhất là ASEAN và EU sẽ nối lại các tham vấn thường xuyên ở cấp Bộ trưởng Kinh tế đến chuyên viên.
Sáng kiến cũng đề ra các hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai khu vực trong các lĩnh vực mà hai bên có quan tâm chung như thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn, thực thi quyền sở hữu trí tuệ....
Trong khuôn khổ Sáng kiến, ASEAN-EU vào năm 2011, tăng cường hợp tác giữa các Phòng Công nghiệp và Thương mại của các nước EU và ASEAN để khuyến khích sự tham dự của các doanh nghiệp.
Có thể nói, Sáng kiến Đối thoại thương mại ASEAN-EU sẽ là dấu ấn quan trọng trong Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam. Việt Nam với tư cách là nước điều phối quan hệ kinh tế ASEAN và EU đã nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ quan trọng này sau một thời gian gián đoạn. Dự kiến, hai bên sẽ Tuyên bố chung về sáng kiến này.
- Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN đều cơ bản giống nhau, vậy đâu là lợi thế của Việt Nam và đâu là những khó khăn, thách thức?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Cơ cấu xuất khẩu giữa Việt Nam, ASEAN và Trung Quốc khá tương tự nhau. Nhiều người cho rằng thực tế này sẽ hạn chế cơ hội hợp tác với nhau, điều này không hẳn đã đúng.
ASEAN là đối tác lớn thứ tư của Trung Quốc và ngược lại Trung Quốc là đối tác lớn nhất của ASEAN cũng cho thấy luận điểm này là không hoàn toàn chính xác. Lý do là cả ASEAN, Việt Nam hay Trung Quốc đều nằm trong cấu thành của kinh tế toàn cầu. Cấu trúc kinh tế chứ không phải là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mới là yếu tố quyết định tiềm năng hợp tác của tác bên.
Trung Quốc, ASEAN và Việt Nam phát triển thương mại chính là nhờ sự khác biệt về cấu trúc kinh tế đó. 80% nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc là hàng hóa trung gian, nguyên liệu, máy móc cho sản xuất. Khoảng 65-75% nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN cũng là nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, ASEAN cũng phần lớn các sản phẩm trung gian. Vậy thì lợi thế căn bản khi tăng cường hợp tác với ASEAN và Trung Quốc chính là đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam, ASEAN hay Trung Quốc sẽ tham gia tốt hơn trong chuỗi cung ứng giá trị của khu vực và toàn cầu.
ASEAN đang bước vào giai đoạn hội nhập có chiều sâu, cấu trúc kinh tế của Việt Nam sẽ có sự thay đổi. Các liên kết ngành được củng cố dựa trên những ưu thế chung của ASEAN. Nếu thành công, các liên kết ngành sẽ làm tăng giá trị của ASEAN, tăng hiệu quả cạnh tranh sẽ từng bước giảm sự phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài, kể cả Trung Quốc.
Thách thức của ACFTA là việc Việt Nam sẽ duy trì một trạng thái nhập siêu "an toàn" với Trung Quốc hoặc ASEAN để không ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống vĩ mô của nền kinh tế. Trạng thái này là mức nhập siêu có thể kiểm soát được trong mối liên hệ với hoạt động xuất khẩu, đầu tư và các chỉ số vĩ mô khác của Việt Nam.
Khi các cam kết ACFTA được triển khai, sức ép nhập khẩu sẽ ngày một tăng, trạng thái nhập siêu an toàn cũng trở nên nhạy cảm hơn. Đây là các tác động thường xuyên, liên tục trước khi diễn ra sự thay đổi về cấu trúc kinh tế mà ta mong muốn.
- Vậy theo Bộ trưởng, Việt Nam đặt kỳ vọng như thế nào vào hiệu quả của ACFTA?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Trung Quốc không chỉ có quan hệ láng giềng gần gũi mà còn là một trong những đối tác thương mại, đầu tư quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Tiềm năng phát triển thương mại của Việt Nam-Trung Quốc còn rất lớn.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau ASEAN xét về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gần 20,2 tỷ USD năm 2008. Thông qua ACFTA, các ngành công nghiệp của Việt Nam có cơ hội để tiếp cận với các nguồn nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu.
Từ năm 2010, Trung Quốc đã bãi bỏ 90% nhập khẩu cho Việt Nam trong khuôn khổ ACFTA. Đây là một điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, khoáng sản và một số mặt hàng chế tạo. ACFTA sẽ đem lại những tác động tích cực, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa hai nước./.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, Chủ tịch Hội nghị AEM-42 Vũ Huy Hoàng.
- ASEAN hiện đã ký một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia như Trung Quốc, Australia và New Zealand. Vậy thời gian tới, ASEAN cần làm gì để các Hiệp định này mang lại hiệu quả lớn hơn?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: ASEAN đã ký kết FTA với sáu đối tác lớn trong khu vực Đông Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Tác động của các FTA này đối với ASEAN cũng khác nhau những hầu hết đều chứng tỏ có tác động tích cực đến hoạt động thương mại của ASEAN.
Trung Quốc vươn lên là đối tác lớn nhất của ASEAN với kim ngạch 178 tỷ USD, Nhật Bản là đối tác lớn thứ ba đạt 161 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác lớn thứ sáu của ASEAN với kim ngạch 74 tỷ USD. Ấn Độ, Australia và New Zealand cũng là một trong 10 đối tác quan trọng nhất của ASEAN.
Sự hình thành các FTA đã mang lại hiệu quả tốt cho xuất khẩu của ASEAN như FTA với Hàn Quốc, Nhật Bản. Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi khá tốt từ các FTA mà ASEAN đã ký kết.
Cụ thể, Việt Nam có 27,8% giá trị hàng xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng thuế suất ưu đãi theo AJCEP; 21% xuất khẩu sang Trung Quốc cũng đủ tiêu chuẩn hưởng ưu đãi theo Hiệp định ACFTA và tới 79% kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng đang hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định AKFTA.
Để các Hiệp định FTA phát huy hiệu quả hơn nữa đối với ASEAN, điều quan trọng bây giờ là ASEAN cần có một chiến lược nhất quán, dài hạn nhằm hội tụ hay hài hòa các quy định và luật lệ giữa các FTA, khắc phục các khác biệt giữa các Hiệp định FTA.
Với lợi thế là khu vực giao thoa giữa những FTA trong khu vực, ASEAN có đầy đủ điều kiện để phát huy lợi thế trung tâm của mình, tận dụng tốt nhất các ưu đãi thuế trong FTA. Điều này tạo ra hiệu ứng cộng hưởng lợi ích giữa các FTA. Các doanh nghiệp là đối tượng hưởng lợi cuối cùng sẽ được tạo thuận lợi tối đa khi có thể đồng thời khai thác các lợi ích của FTA của ASEAN.
- Trong thời gian Hội nghị có Phiên tham vấn giữa AEM-Nga, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã thảo luận các nội dung hợp tác gì với Nga?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Với tư cách là chủ nhà, Việt Nam đã phối hợp quan điểm, thúc đẩy để tổ chức tham vấn ASEAN-Nga. Đây là lần đầu tiên ASEAN và Nga tổ chức tham vấn ở cấp Bộ trưởng Kinh tế, phản ánh thực tiễn quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư ngày càng phát triển giữa hai bên.
Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư này chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. ASEAN và Nga đều là những đối tác thương mại lớn trên thế giới, nhưng năm 2009 kim ngạch thương mại ASEAN-Nga mới đạt 6,76 tỷ USD, tương đương 0,4% tổng kim ngạch thương mại ASEAN.
Trên cơ sở đó, tại hội nghị lần này các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Nga đã thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, tạo tiền đề hướng tới quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa ASEAN và đối tác quan trọng này.
Dự kiến ASEAN và Nga sẽ xây dựng "Lộ trình về hợp tác kinh tế và thương mại ASEAN-Nga," tạo khung khổ để triển khai các chương trình hợp tác giữa hai bên. Việc triển khai thảo luận Lộ trình này sẽ được báo cáo lên các nhà Lãnh đạo ASEAN và Nga tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga vào tháng Mười tới.
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã thảo luận các nội dung hợp tác gì với EU, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: EU là đối tác kinh tế, thương mại lớn thứ hai của ASEAN. Năm 2009, kim ngach xuất khẩu của ASEAN sang EU đạt khoảng 93 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt khoảng 78,8 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 171,8 tỷ USD, chiếm 11,2% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN.
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Cao ủy Thương mại EU đã thảo luận sáng kiến "Đối thoại thương mại ASEAN-EU," tạo khuôn khổ cho hàng loạt các hoạt động trao đổi, hợp tác giữa hai bên. Đáng chú nhất là ASEAN và EU sẽ nối lại các tham vấn thường xuyên ở cấp Bộ trưởng Kinh tế đến chuyên viên.
Sáng kiến cũng đề ra các hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai khu vực trong các lĩnh vực mà hai bên có quan tâm chung như thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn, thực thi quyền sở hữu trí tuệ....
Trong khuôn khổ Sáng kiến, ASEAN-EU vào năm 2011, tăng cường hợp tác giữa các Phòng Công nghiệp và Thương mại của các nước EU và ASEAN để khuyến khích sự tham dự của các doanh nghiệp.
Có thể nói, Sáng kiến Đối thoại thương mại ASEAN-EU sẽ là dấu ấn quan trọng trong Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam. Việt Nam với tư cách là nước điều phối quan hệ kinh tế ASEAN và EU đã nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ quan trọng này sau một thời gian gián đoạn. Dự kiến, hai bên sẽ Tuyên bố chung về sáng kiến này.
- Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN đều cơ bản giống nhau, vậy đâu là lợi thế của Việt Nam và đâu là những khó khăn, thách thức?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Cơ cấu xuất khẩu giữa Việt Nam, ASEAN và Trung Quốc khá tương tự nhau. Nhiều người cho rằng thực tế này sẽ hạn chế cơ hội hợp tác với nhau, điều này không hẳn đã đúng.
ASEAN là đối tác lớn thứ tư của Trung Quốc và ngược lại Trung Quốc là đối tác lớn nhất của ASEAN cũng cho thấy luận điểm này là không hoàn toàn chính xác. Lý do là cả ASEAN, Việt Nam hay Trung Quốc đều nằm trong cấu thành của kinh tế toàn cầu. Cấu trúc kinh tế chứ không phải là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mới là yếu tố quyết định tiềm năng hợp tác của tác bên.
Trung Quốc, ASEAN và Việt Nam phát triển thương mại chính là nhờ sự khác biệt về cấu trúc kinh tế đó. 80% nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc là hàng hóa trung gian, nguyên liệu, máy móc cho sản xuất. Khoảng 65-75% nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN cũng là nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, ASEAN cũng phần lớn các sản phẩm trung gian. Vậy thì lợi thế căn bản khi tăng cường hợp tác với ASEAN và Trung Quốc chính là đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam, ASEAN hay Trung Quốc sẽ tham gia tốt hơn trong chuỗi cung ứng giá trị của khu vực và toàn cầu.
ASEAN đang bước vào giai đoạn hội nhập có chiều sâu, cấu trúc kinh tế của Việt Nam sẽ có sự thay đổi. Các liên kết ngành được củng cố dựa trên những ưu thế chung của ASEAN. Nếu thành công, các liên kết ngành sẽ làm tăng giá trị của ASEAN, tăng hiệu quả cạnh tranh sẽ từng bước giảm sự phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài, kể cả Trung Quốc.
Thách thức của ACFTA là việc Việt Nam sẽ duy trì một trạng thái nhập siêu "an toàn" với Trung Quốc hoặc ASEAN để không ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống vĩ mô của nền kinh tế. Trạng thái này là mức nhập siêu có thể kiểm soát được trong mối liên hệ với hoạt động xuất khẩu, đầu tư và các chỉ số vĩ mô khác của Việt Nam.
Khi các cam kết ACFTA được triển khai, sức ép nhập khẩu sẽ ngày một tăng, trạng thái nhập siêu an toàn cũng trở nên nhạy cảm hơn. Đây là các tác động thường xuyên, liên tục trước khi diễn ra sự thay đổi về cấu trúc kinh tế mà ta mong muốn.
- Vậy theo Bộ trưởng, Việt Nam đặt kỳ vọng như thế nào vào hiệu quả của ACFTA?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Trung Quốc không chỉ có quan hệ láng giềng gần gũi mà còn là một trong những đối tác thương mại, đầu tư quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Tiềm năng phát triển thương mại của Việt Nam-Trung Quốc còn rất lớn.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau ASEAN xét về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gần 20,2 tỷ USD năm 2008. Thông qua ACFTA, các ngành công nghiệp của Việt Nam có cơ hội để tiếp cận với các nguồn nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu.
Từ năm 2010, Trung Quốc đã bãi bỏ 90% nhập khẩu cho Việt Nam trong khuôn khổ ACFTA. Đây là một điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, khoáng sản và một số mặt hàng chế tạo. ACFTA sẽ đem lại những tác động tích cực, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa hai nước./.
Văn Sơn (TTXVN/Vietnam+)